Các quán ăn nhanh là những nơi mang phong cách cổ điển, ấm cúng được tìm thấy trên khắp Nhật Bản, thường nằm chen chúc trong những tòa nhà nhỏ và vang tiếng nhạc karaoke đến tận đêm khuya.
Những quán ăn nhỏ này thường được điều hành bởi một người phụ nữ có biệt danh là "mama", người trò chuyện với thực khách trong khi phục vụ đồ uống với các món ăn vặt như các loại hạt, mực khô hoặc các món đơn giản.
Mặc dù đã trở thành một phần cố định của cuộc sống về đêm ở Nhật Bản kể từ thời hậu chiến, không gian chật hẹp của các quán bar có thể gây sợ hãi, đặc biệt đối với những người lần đầu tới đây.
Vì vậy, một công ty đang cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên đến những quán ăn nhanh như Kuriyakko, ở khu thương mại Shimbashi của Tokyo.
Bên trong nơi này, ánh đèn mờ ấm áp phản chiếu trên nền gạch đỏ, chiếu sáng tấm áp phích theo phong cách trang trí nghệ thuật khi một gia đình người Mỹ hát vang các ca khúc cũ kỹ như "Hey Jude" và "Take Me Home, Country Roads".
Nora, người từng sống ở Nhật Bản, cho biết cô đã đặt tour cho bố mẹ, chị gái, dì và chú của mình sau khi phát hiện bài đăng quảng cáo trên Instagram.
“Tôi luôn nhìn thấy các biển hiệu của các quán bán đồ ăn nhanh, nhưng tôi không chắc chắn về cách vào hoặc phải làm gì khi tới đây", cô gái 30 tuổi chia sẻ. “Thực sự gia đình tôi không đến Nhật Bản thường xuyên nên đây là cơ hội tốt để trải nghiệm thực tế về văn hóa quán bar một cách vui vẻ và thân mật”.
Hướng dẫn viên từ công ty du lịch Snack Yokocho dạy các thực khách cách gọi rượu whisky hảo hạng và rượu mận bằng tiếng Nhật cũng như cách nói: "kanpai" (chúc mừng).
Đứng sau quầy bar, trong bộ kimono sang trọng với mái tóc búi cao truyền thống, là "mama" Kuri Awaji, người đã điều hành quán Kuriyakko suốt 25 năm.
Theo Snack Yokocho, đây là một trong khoảng 100.000 quán ăn nhanh ở Nhật Bản và trong khi hầu hết do phụ nữ điều hành, một số quán lại có chủ là nam giới.
Có bầu không khí ít ồn ào hơn những quán bar hiện đại, các quán ăn nhẹ kiểu như Kuriyakko sẽ tập trung vào cuộc trò chuyện vui vẻ, lịch sử.
Sau Thế chiến thứ hai, một số phụ nữ chuyển sang bán dâm làm kế sinh nhau, nhưng luật chống mại dâm đã được ban hành vào thời điểm diễn ra Thế vận hội năm 1964, theo Mayuko Igarashi, đại diện của Snack Yokocho cho biết.
Vì vậy, để kiếm tiền, những phụ nữ này “mang một chiếc hộp gỗ đơn giản ra phố thường và phục vụ đồ uống, đồ ăn nhẹ”.
Dần dần, những quán bán đồ ăn nhanh này chuyển vào trong đến những cơ sở nhỏ mà phụ nữ có thể quản lý mà không cần phải chuẩn bị những món ăn cầu kỳ.
Nhiều bà chủ đã ly hôn và nuôi con một mình nên có biệt danh là "mama".
“Ban ngày vướng con nhỏ nên họ khó làm việc, nên sau khi trẻ con đi ngủ, bà chủ sẽ đứng sau quầy bar”, bà Igarashi cho biết.
Theo Igarashi, người ta tin rằng có 200.000 quán ăn nhanh ở Nhật Bản vào những năm 1950 và 1960, nhưng con số này đã giảm khi nhiều "mama" nghỉ hưu.
Hiện nay với số lượng khách du lịch đến thăm Nhật Bản tăng kỷ lục, Snack Yokocho cho biết sự quan tâm đến các tour du lịch của họ đang tăng lên.
Cũng như những quán ăn cổ điển như Kuriyakko, hướng dẫn viên của công ty sẽ đưa du khách đến các quán bar bán đồ ăn nhanh theo chủ đề như quán bar chơi golf. Đôi khi, họ cũng tổ chức các tour du lịch dành cho phụ nữ Nhật Bản muốn trải nghiệm văn hóa quán ăn nhanh nhưng ngại đi một mình.
Bà Igarashi cho biết trong nhiều năm, khách hàng của các quán bar hầu như chỉ là nam giới.
Nhưng khi ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm, các quán bán đồ ăn nhanh đã trở thành "nơi để họ thư giãn hoặc nói chuyện với "mama" về những vấn đề của họ".
"Tại một quán ăn nhanh, mọi người có thể nhìn vào mắt nhau và làm quen với nhau rất nhanh - thậm chí cả những người xa lạ", bà Igarashi nói.