Những sắc màu thánh địa

Những sắc mầu đã cùng nhau tạo lên một bức tranh Cát Tiên vừa hư vừa thực, vừa mới mẻ như mùa xuân, vừa cũ kỹ như thời tiền nhân đi mở cõi.
Những sắc màu thánh địa
Những ngày đầu năm, men theo con đường đã trải nhựa từ phía quốc lộ 20, chúng tôi tiến sâu vào vùng thánh địa huyền bí Cát Tiên, nơi in những dấu ấn của tiền nhân cách đây hàng nghìn năm chưa ai biết rõ. Thế nhưng, dưới tầng tầng những lớp thời gian đã qua, cái cuốn hút chúng tôi ở mảnh đất cuối cùng của dải Trường Sơn huyền thoại lại không phải là những cổ vật quý giá nằm sâu trong lớp đất đá kia mà lại chính là những sắc mầu bình thường quen thuộc.
Những sắc mầu đã cùng nhau tạo lên một bức tranh Cát Tiên vừa hư vừa thực, vừa mới mẻ như mùa xuân, vừa cũ kỹ như thời tiền nhân đi mở cõi.

Mầu xanh

Phải nói ngay rằng, không chỉ ở Cát Tiên những ngày này mầu xanh mới làm chúng tôi chú ý mà ở bất cứ nơi đâu, mùa xuân cũng là mùa của mầu xanh. Khắp nơi, từ núi rừng nguyên sơ như thuở hồng hoang cho tới những cánh rừng cao-su đang mùa thay lá hay thậm chí là những bụi cây dại ven đường tỉnh lộ cũng đều mơ màng một mầu xanh ngọc bích của chồi non và mịn màng.

Dường như, chính mùa xuân đã tô thêm cho mầu xanh của Cát Tiên một vẻ đài các và quyến rũ và ngược lại, mầu xanh của vạn vật nơi đây cũng làm cho vùng rừng núi hoang hoải này mềm mại và mượt mà hơn. Có lẽ, sau một mùa khô cằn cỗi như vắt kiệt mình của dải đất đỏ bazan trơ trụi thì đến mùa xuân, cả vùng bán sơn địa này được thay thế bởi mầu xanh non mơn mởn cũng là lẽ công bằng của tạo hóa, đất trời.

Thú thật, tôi đã không nhớ nổi mình đã leo lên bao nhiêu bậc đá theo chân người hướng dẫn viên ở khu Thánh địa Cát Tiên khi lên ngọn đồi cao nhất của vùng bồn địa này để chiêm ngưỡng những di chỉ đến từ nghìn năm trước. Chỉ biết rằng, nó là rất nhiều, khoảng chừng ba trăm bậc, quanh co uốn lượn mới được dựng lên chưa lâu bằng đá ong đã phủ rêu xanh xanh.

Thế nhưng, khi đã ở trên đỉnh của vùng đất rộng lớn mà dõi tầm mắt ra xa xa một chút thấy dòng sông Đạ Đường (tức sông Đồng Nai) uốn lượn không thể hùng vĩ hơn đã ở trước mắt thì cái làm tôi xúc động lại là mầu xanh bạt ngàn hút vào tầm mắt đang trải ra, rộng lớn phía chân trời chứ không phải cái trụ đá di chỉ có những vết vỡ rạn sau mấy nghìn năm tồn tại kia.

Những sắc màu thánh địa - anh 1

Màu đỏ đang tàn phai của vùng thánh địa.

Dường như cách đây hàng nghìn năm, khi đứng trên đỉnh cao này, hẳn những người xây dựng lên khu thánh địa đã thấy được sự hùng vĩ dường như bất tử của mảnh đất này. Và, cái mà họ để lại cho hậu thế không chỉ là những trụ đá huyền bí, những bức tượng với điệu múa Ápsara ảo huyền mà chính là một mầu xanh tươi tốt vĩnh cửu phía xa xa kia. Tất cả, sau bao nhiêu mùa xuân đi qua và trở lại, chỉ có vùng đất mầu xanh này là vĩnh hằng tồn tại qua những kiếp người mà thôi.

Mầu vàng

Không như mầu xanh, một sắc mầu vĩnh cửu và bao trùm của vùng Cát Tiên rộng lớn, mầu vàng ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, của nắng vàng rực rỡ buổi đầu năm cũng như những tấm khăn choàng thổ cẩm đội đầu vô cùng duyên dáng của những người phụ nữ người dân tộc thiểu số hối hả theo nhau đi vào nương rẫy. Họ, những chủ nhân nghìn đời của mảnh đất này vẫn mải miết đi tìm sinh kế cho mình bằng cách gieo hạt mầm và chờ quả chín.

Ở đó, ngày nắng vàng là lúc mà những chiếc gùi trên vai họ nặng trĩu những ngô, khoai, mì măng hay thảo quả. Cùng với sự giao thoa của cuộc sống, việc mua bán trao đổi hàng hóa ở chợ với cầu nối là những đồng bạc polymer đã không còn xa lạ với những cộng đồng dân tộc thiểu số người Mạ, người S’tiêng, người Tày… nơi núi rừng này.

Có lẽ, nếu mầu xanh là tượng trưng của vẻ đẹp vĩnh hằng bao trùm thánh địa thì mầu vàng lại là hiện thân của những khắc khổ con người, những sinh vật nhỏ bé như lẩn khuất vào rừng núi, vào sông suối, vào hư vô. Ở đó, bất kể mùa nào trong năm, nơi những buôn ấp nằm rải rác ven hai bờ Đạ Đường ở những Phước Cát, Quảng Ngãi, Đăng Hà… người ta đều dễ dàng bắt gặp những em bé với gương mặt vàng võ lem luốc.

Mầu đỏ

Thật kỳ lạ khi mầu đỏ lại là sắc mầu để lại ấn tượng mạnh nhất trong những ngày chúng tôi loanh quanh ở vùng thánh địa này. Đó là mầu của sắc cờ mà hầu hết những người dân nhập cư cách đây khoảng 30-40 năm từ vùng miền trung, miền bắc hay thậm chí tận tây bắc xa xôi đang treo trước cửa nhà, như một minh chứng rằng họ đang là chủ nhân sở hữu cả vùng thánh địa rộng lớn này chứ không phải bất cứ ai khác.

Và cái mầu đỏ ấy thấm vào từng viên gạch nung quá lửa nằm dưới những bước chân đang kéo bóng tôi và người đồng hành dài ra, lê thê dưới hoàng hôn thánh địa kia.

Thế nhưng, mặc dù những gì mà tiền nhân để lại ở vùng thánh địa này mới là tâm điểm của bất cứ người lữ hành nào tìm đến mảnh đất xa xôi này thì thực tế, mầu đỏ của những dòng phù sa muôn đời giữa dòng Đạ Đường kia mới chính là mầu khởi đầu của sự sống, là kết thúc cho những hành trình du mục núi rừng để những người Thượng đầu tiên đặt những viên gạch, những khối đá hình thành lên một di sản thế giới cho hậu thế chiêm ngưỡng ngày nay.

Có lẽ, chỉ những ai từng gắn bó với rừng núi điệp trùng nơi này mới hiểu được sự quan trọng gần như là mạch sống của dòng Đạ Đường mà thôi. Nó không chỉ mang đến mầu đỏ phù sa, mang đến dòng nước ngọt, mang đến những mùa màng bội thu mà là cuộc sống ấm no suốt bao đời qua, giúp những cư dân người Thượng có thể giao lưu, buôn bán với những vùng miền khác. Chính vì thế, dòng sông này còn được người bản địa gọi là sông Mẹ, như ý nghĩa của bắt đầu sự sống vậy.

Dĩ nhiên, ở một vùng rừng núi rộng hàng trăm héc-ta với vô vàn những điều kỳ bí này thì cũng có ngần ấy những sắc mầu cuốn hút chúng tôi chứ không riêng gì những sắc mầu quen thuộc như trên. Như mầu đen huyền ảo đầy thánh thiện trong đôi mắt lơ đãng của cô bé người Mạ đang mải miết bên khung dệt cho hoàn thành chiếc khăn để kịp lần hẹn hò đầu tiên.

Hay như mầu nâu của ly cà-phê nơi ngã ba Sao Bọng đoạn từ Đăng Hà chạy sang mà chúng tôi còn cố ngồi lại để nấn níu, để ngắm nhìn con đường đất mầu đỏ chạy ngoằn nghèo tuốt về phía xa xa với những đám bụi mờ của chiếc xe mới vèo qua để lắng lòng mình thêm chút nữa cùng thánh địa. Rồi nhiều nữa, những mầu tím của hoa, mầu trắng của sương sớm, mầu hồng của nụ… cùng đan vào nhau, hài hòa để dệt lên một bức tranh thánh địa diệu kỳ và huyền bí, như ngàn đời nay vậy.

>>> Xem thêm

Việt Nam lọt top 15 điểm đến dành cho tuổi trung niên

Những điểm đến lý tưởng ở Hà Nội cho các cặp đôi ngày 8/3

Mê mải ngắm hang động "Đôi mắt Chúa Trời" vô cùng ấn tượng ở Bungari

Hợp tác cùng Thời Nay

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.