Những sáng tác nâng bước chân người lính thời bình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là con trai của cố nhạc sĩ nổi tiếng An Thuyên (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội), nhưng nhạc sĩ An Hiếu có con đường đi riêng, không bị sức ép từ "chiếc bóng" quá lớn của cha mình.
Những sáng tác nâng bước chân người lính thời bình

Năm 2009 nhạc sĩ An Hiếu đi du học nghành sáng tác âm nhạc tại Đại học Vũ Hán - Trung Quốc rồi quay về Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội làm giảng viên. Các sáng tác đề tài về tình yêu hay bảo vệ môi trường của anh có sức lan tỏa rộng được nhiều lứa ca sĩ chọn tham gia các cuộc thi âm nhạc như Lời yêu xa, Gánh hàng hoa, Tình yêu âm nhạc, Bão đêm, Vì đâu?...

Hơn thế, trong sự nghiệp sáng tác của mình, An Hiếu còn là tác giả có nhiều sáng tác viết về người lính như Thư nhà, Tết của lính, Phiên gác đêm, Guitar lính, Chiến sĩ thật đáng yêu,... Đề tài này vốn đòi hỏi phải sự quan sát, tài năng cũng tâm huyết của người sáng tạo. Chính với những tác phẩm âm nhạc phong phú, có thể ghi nhận An Hiếu không chỉ là một Sĩ quan cao cấp theo con đường binh nghiệp mà còn là một nhạc sĩ của sáng tạo nghệ thuật với nhiều tác phẩm âm nhạc được người nghe yêu thích và có sức cổ vũ, động viên lớn.

Những người từng gắn bó nhiều năm với quân ngũ, luôn thấu hiểu trái tim người lính thích hát những gì, cần nghe những gì... thì luôn cảm nhận rằng, An Hiếu là nhạc sĩ của người lính. Hình ảnh người lính trong nhạc An Hiếu không còn là người lính trong chiến tranh mà là hình ảnh người lính của ngày hôm nay. Nhạc sĩ khéo léo khi viết những lời ca đương đại, gần gũi và thực hơn rất nhiều trong mắt thế hệ trẻ.

Lý giải việc hiện nay hiếm những bài hát viết về người lính mà thoát khỏi lối mòn, nhạc sĩ An Hiếu cho rằng, có lẽ vì nó khó viết hay về mặt kỹ thuật. ''Có những mảng đề tài mà khi chạm vào nó thì đương nhiên sử dụng những từ ngữ, hình ảnh mang tính đặc thù của đối tượng hướng đến, khiến cho bài hát ít nhiều vang vọng giống nhau. Thực ra, người lính hôm nay cũng có nhiều câu chuyện cần được kể, và nó vẫn là đề tài hấp dẫn, nếu người sáng tác đủ rung cảm, đủ duyên và muốn chinh phục", nhạc sĩ An Hiếu nói.

Không chỉ có nhiều sáng tác về người lính trong quân đội, An Hiếu còn sáng tác rất nhiều ca khúc thành công về người chiến sĩ Công an như: Tình yêu lính công an và Tự hào người chiến sĩ công an... ngay cả về đề tài ngợi ca những chiến sĩ áo trắng, áo xanh nơi tuyến đầu chống dịch, nhạc sĩ An Hiếu cũng có 2 tác phẩm được mọi người yêu mến và ghi nhận, đó là: Ánh sao nơi đầu tuyến và Người đi trong bão.

Trong đó bài hát Người đi trong bão được viết riêng cho bộ phim tài liệu Chuyện ở thành phố thức do VTV sản xuất khi phát sóng đã gây sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng. Bài hát này cũng được giải thưởng trong cuộc vận động sáng tác "Giai điệu nơi tuyến đầu" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Ở tuổi U50, nhạc sĩ An Hiếu đang ở độ chín của sự nghiệp sáng tác, anh luôn sung sức và nhiệt tình với công tác đào tạo nghệ sĩ trẻ, tình yêu với nghệ thuật vẫn như ngọn lửa luôn bừng cháy trong anh.

Nhạc sĩ An Hiếu hiện là Thượng tá, Phó trưởng khoa Quản lý Văn hóa của Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Anh vẫn miệt mài sáng tác và tiếp tục ấp ủ từng lời thơ, câu hát, sáng tác bằng tất cả tấm lòng mình.

Gần như với An Hiếu, ở bất cứ thời điểm nào, anh cũng như đang trong trạng thái hưng phấn sáng tác để bừng lên các giai điệu âm nhạc và ở khoảnh khắc nào cũng lao tâm khổ tứ cho những dự án nghệ thuật của mình... Một mùa xuân mới đang về, xin chúc anh – người Thầy, người nhạc sỹ tài hoa luôn sung sức và thăng hoa với âm nhạc, với người lính, với cuộc đời để cống hiến nhiều hơn nữa cho nền âm nhạc nước nhà.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.