Những vụ tai nạn máy bay quân sự khủng khiếp nhất

Sau vụ "Diều Hâu Đen" của quân đội Mỹ gặp nạn tại vùng biển Florida, người ta lại nhớ đến không ít vụ tai nạn kinh hoàng của những chiếc máy bay quân sự.
Những vụ tai nạn máy bay quân sự khủng khiếp nhất

Trực thăng quân sự “Diều Hâu Đen” của Mỹ “gãy cánh” giữa biển - 2015

Vụ tai nạn của chiếc UH-60 Black Hawk xảy ra khi đang làm nhiệm vụ đào tạo ban đêm ngoài biển Florida hôm 10/3/2015 được coi là một trong những tai nạn huấn luyện quân sự khủng khiếp nhất trong nhiều năm qua.

Những vụ tai nạn máy bay quân sự khủng khiếp nhất - anh 1

Chiếc UH-60 Blackhawk rơi khi đang bay tập trận

Andy Bourland, phát ngôn viên căn cứ không quân Eglin ở bang Florida, cho hay chiếc trực thăng được báo cáo mất tích vào khoảng 20h30. Nó cất cánh từ sân bay thành phố Destin để tham gia cuộc diễn tập đêm thường xuyên cùng một máy bay khác. Đến 2h sáng 12/3, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay.

Theo người phát ngôn của Căn cứ Không quân Eglin (thuộc hạt Okaloosa, bang Florida, Mỹ), tất cả 11 thành viên thuộc phi đội bay trên chiếc trực thăng quân sự UH-60 Black Hawk đã mất tích.

Theo quan chức quân đội Mỹ, trong số 11 người mất tích có 7 thành viên thuộc Hải quân Mỹ, 4 người còn lại là phi công.

Reuters dẫn lời phát ngôn viên căn cứ không quân Eglin ở phía bắc Florida cho biết một số thi thể đã trôi dạt vào bờ biển. Trong khi đó, một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết tất cả 11 binh sĩ được cho là đã chết.

Trực thăng Puma của Anh gặp nạn khi đang huấn luyện - 2007

Tháng 8/2007, một trực thăng Puma của không quân Anh gặp tai nạn trong quá trình huấn luyện. Nguyên nhân tai nạn là do phi công đã cho trực thăng bay quá thấp so với độ cao an toàn.

Những vụ tai nạn máy bay quân sự khủng khiếp nhất - anh 2

Một trực thăng Puma của không quân Anh

11 trong số 18 người trên máy bay được cứu sống, 7 người còn lại không kịp thoát ra và thiệt mạng. Thi thể những người này sau đó được một tàu ngầm robot thu hồi từ trong xác trực thăng ở đáy biển.

Mất kiểm soát, trực thăng SH-3 Sea King của Mỹ "gãy đuôi" - 2002

Tháng 7 năm 2002, ngoài khơi Vùng Vịnh, một chiếc SH-3 Sea King trị giá 6,4 triệu USD, chở theo 7 người đang đáp xuống một tàu khu trục của hải quân Mỹ. Bất ngờ cách quạt đuôi gặp sự cố khiến trực thăng mất kiểm soát và xoay tròn.

Máy bay đập mạnh xuống sàn đáp, đuôi gãy rời, còn thân máy bay trượt và rơi xuống biển. Những mảnh vụn của cánh quạt chính bắn ra khắp mọi hướng. Một trong số đó xuyên thủng sàn tàu và gây ra một đám cháy.

Những vụ tai nạn máy bay quân sự khủng khiếp nhất - anh 3

Trực thăng SH-3 Sea King của Mỹ

Trong lúc đội phản ứng nhanh tìm cách dập lửa từ đám cháy, người ta có thể thấy phần thân máy bay từ từ trôi ra xa. Nó còn nổi trên mặt nước thêm 14 phút nữa, đủ thời gian để cả 7 người trên máy bay đều kịp thoát ra ngoài và được cứu sống.

Một giàn phóng tên lửa phòng không ESSM của tàu khu trục bị mảnh vụn cánh quạt xuyên thủng. Sea King là một trong những trực thăng hải quân được sử dụng rộng rãi và có độ tin cậy cao nhất.

Nguyên nhân gây tai nạn trên cũng rất thường xuyên xảy ra đối với trực thăng, đó là cánh quạt đuôi gặp sự cố khiến máy bay xoay tròn.

Anh Phương (TH)

Xem thêm:

- Trực thăng quân sự Mỹ rơi đột ngột, 11 người mất tích bí ẩn

- Tướng Mỹ: Bất chấp đêm tối, đẩy mạnh tìm kiếm 11 thi thể sau vụ Diều Hâu Đen rơi

- Bí mật bên trong chuyên cơ Force One của Tổng thống Mỹ

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.