Những xúc cảm ẩn sau lớp bảo hộ của các anh hùng áo trắng

(Ngày Nay) - Từ Rome đến New York, đại dịch đã lây nhiễm hơn 1,9 triệu người và cướp đi 118.000 sinh mạng, và chính những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đã trở thành những người hùng bất đắc dĩ của thế giới trước đại dịch COVID-19, thế nhưng họ cũng có những cảm xúc phức tạp mà không phải ai cũng thấu hiểu.
Đối với nhân loại lúc này, các nhân viên y tế đều là những người hùng. Ảnh: AFP
Đối với nhân loại lúc này, các nhân viên y tế đều là những người hùng. Ảnh: AFP

Những người anh hùng này hiện đang đối mặt với một lượng cực lớn các bệnh nhân, đồng thời phải thích ứng với tình trạng thiếu thốn trang, thiết bị và nỗi sợ bị nhiễm bệnh. Nhiều người đã phải đưa ra những quyết định đau lòng và ám ảnh trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân và cũng chính họ là những người xứng đáng nhận những tràng vỗ tay khích lệ từ ban công các ngôi nhà.

Ý: ''Chúng tôi không thể mắc bệnh"

Tại Ý, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh COVID-19, hàng chục bác sĩ và y tá đã thiệt mạng và hàng nghìn nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh.

Silvana de Florio, điều phối viên điều dưỡng tại phòng chăm sóc đặc biệt COVID-19 của Bệnh viện Tor Vergata ở Rome, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc được trang bị các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, kính che mặt, găng tay, quần áo,...nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân.

Những xúc cảm ẩn sau lớp bảo hộ của các anh hùng áo trắng ảnh 1

Áp lực công việc và chứng kiến hàng loạt bệnh nhân qua đời không phải điều dễ dàng đối với các y, bác sĩ trên toàn thế giới vào lúc này. Ảnh: AFP

"Nhân viên y tế không thể mắc bệnh, không phải vì khả năng làm việc của chúng tôi, mà bởi điều này là không công bằng", nữ điều dưỡng khẳng định."Chúng tôi không dành ra một khoảng thời gian cụ thể để mặc đồ bảo hộ, nhưng chúng tôi đã ước tính rằng trong một ca làm việc kéo dài 7 giờ, mỗi người mất khoảng 40-50 phút chỉ cho để mặc chúng lên người. Còn riêng vấn đề rửa tay và sát trùng đã ngốn của chúng tôi 60-75 phút mỗi ngày", de Florio cho biết.

Ecuador: Những thi thể chất đầy trong nhà xác

Tại thành phố cảng Guayaquil ở Ecuador, một y tá bị bệnh không cố gắng che giấu sự tức giận của mình khi cho biết: 80 đồng nghiệp của cô đã bị nhiễm bệnh và 5 người đã chết.

Ecuador là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 ở Nam Mỹ, với hàng trăm xác chết rải rác cả trên đường phố vì nhà xác không còn đủ chỗ trống.

"Chúng tôi đã bước vào một cuộc chiến mà không có bất kỳ vũ khí nào", nữ y tá 55 tuổi nói. "Các thiết bị cần thiết chưa được đáp ứng khi điều này (đại dịch) xảy ra".

Người này cho biết nhiều bệnh nhân có "triệu chứng nghiêm trọng" đã đến khoa cấp cứu của cô, "nhưng do thiếu các bộ dụng cụ xét nghiệm, họ chỉ được điều trị như thể họ bị cúm và được cho về nhà".

"Chúng tôi không có thiết bị bảo vệ cá nhân, nhưng chúng tôi cũng không thể từ chối điều trị cho bệnh nhân", cô nói.

Mỹ: Thiếu thiết bị bảo hộ.

Tại Mỹ, Judy Sheridan-Gonzalez, chủ tịch Hiệp hội Y tá bang New York, cũng phàn nàn về việc thiếu thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế.

"Chúng tôi không có vũ khí và áo giáp để bảo vệ mình trước kẻ thù", bà Gonzalez cho biết.

Benny Mathew, một y tá 43 tuổi ở New York, cho biết ông đã nhiễm virus sau khi chăm sóc ít nhất 4 bệnh nhân mà không có đầy đủ trang phục bảo hộ.

Không lâu sau đó, khi cơn sốt dần dịu bớt, bệnh viện đã yêu cầu Mathew quay trở lại làm việc.

Những xúc cảm ẩn sau lớp bảo hộ của các anh hùng áo trắng ảnh 2

Nhiều y, bác sĩ không được về nhà trong nhiều ngày do lo sợ sẽ lây bệnh cho người thân. Ảnh: AFP

"Họ nói với tôi nếu không còn sốt, tôi có thể đi làm - đó là tiêu chí duy nhất của họ", ông nói. "Tôi được yêu cầu đeo khẩu trang và đi làm. Chúng tôi không có đủ nhân viên nên tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của tôi là quay trở lại bệnh viện. Nhưng tôi lo rằng mình sẽ lây bệnh cho đồng nghiệp của mình, hay cho những ai chưa mắc bệnh".

Với hơn 195.000 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 và khoảng 10.000 trường hợp tử vong, tiểu bang New York là tâm dịch của nước Mỹ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất cho đến nay trên toàn cầu.

Philippines: "Các bác sĩ đóng vai Chúa trời"

Các bác sĩ tại bệnh viện San Lazaro của thủ đô Manila, một trung tâm chuyên về các bệnh truyền nhiễm, được sử dụng để chiến đấu với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của nhân loại, nhưng họ chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như COVID-19.

Các trường hợp nghi nhiễm đã chết khi được điều trị, các bệnh nhân sợ hãi tới phát điên khi họ không thể được xét nghiệm ngay lập tức và các bác sĩ phải kiểm soát tâm trí bất an của họ.

Những xúc cảm ẩn sau lớp bảo hộ của các anh hùng áo trắng ảnh 3

Tượng Chúa Cứu thế tại Rio De Janeiro được khoác lên mình chiếc áo blouse để tri ân các y, bác sĩ. Ảnh: AFP

"Đó là một cơn ác mộng thực sự", theo bác sĩ Ferdinand de Guzman, người ở tuổi 60 và thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Với một số lượng hạn chế của các phòng chăm sóc đặc biệt và máy thở, các bác sĩ phải chịu gánh nặng từ những phán xét khủng khiếp.

"Chúng tôi không thích đóng vai Chúa trời" de Guzman nói. "Bác sĩ chỉ phải đưa ra các quyết định. Chúng tôi luôn dành một hoặc hai giường cho nhân viên bệnh viện nếu có ai sợ phải về nhà. Chúng tôi chưa bao giờ gặp vấn đề này trước đây."

Cameroon: ''Chúng tôi lo sợ''

Roger Etoa, một bác sĩ ở Cameroon, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Phi cận Sahara, thừa nhận rằng nỗi sợ mắc bệnh cũng ảnh hưởng đến nhân viên y tế.

"Tôi sống với vợ con", người đàn ông 36 tuổi nói. "Khi tôi về nhà vào buổi tối, tôi vội vàng đi tắm, nhưng thật khó để ngăn lũ trẻ nhảy vào ôm mình".

Etoa là giám đốc của một trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Douala, thủ đô của Cameroon. Để phòng ngừa, anh bắt đầu dùng chloroquine, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh sốt rét.

"Chúng tôi chưa biết liệu loại thuốc này có tác dụng phòng ngừa hoặc thậm chí chữa bệnh, nhưng tôi vẫn dùng nó để đề phòng", Etoa nói.

Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng chloroquine, có thể có hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa COVID-19, mặc dù cần nhiều bằng chứng hơn.

"Chúng tôi sợ, giống như phần còn lại của số đông mọi người. Sợ rằng khẩu trang hoặc quần áo bảo hộ của mình không được trang bị đúng cách khi chúng tôi khám chữa cho một bệnh nhân đang có triệu chứng", vị bác sĩ nói.

"Chúng tôi rõ ràng là sợ mắc bệnh. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng và thấy hơi đau đầu, bạn tự hỏi: 'Liệu có phải là mình bị nhiễm virus? Liệu có phải tới lượt mình rồi sao?'".

Tây Ban Nha: Những bệnh nhân bị bỏ mặc một mình

Antonio Alvarez, một y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Vall d'Hebron, bệnh viện lớn nhất ở Barcelona, đã mô tả nhiệm vụ đau lòng hàng ngày của anh là gọi điện cho một thành viên trong gia đình của bệnh nhân để nói lời tạm biệt với những người thân yêu của họ.

"Thật khó khi khi nhìn thấy những bệnh nhân nằm một mình và không có gia đình xung quanh", người đàn ông 33 tuổi nói. "Họ đang nói lời tạm biệt từ sau màn hình và có lẽ đó là lần cuối cùng họ sẽ nhìn thấy thân nhân vì các tang lễ đã bị cấm".

"Nếu đó là một thành viên trong gia đình tôi, tôi sẽ không thể chỉ đứng đó và nhìn họ từ xa. Đó là một tình huống rất khó khăn", Alvarez chia sẻ.

Thổ Nhĩ Kỳ: ''Giống như một cuộc chiến''

"Mọi người đang làm việc như điên, như thể đó là một cuộc chiến", Nuri Aydin, giám đốc Khoa Y tại Đại học Istanbul, mô tả. "Không khí ở đây không giống như một nơi làm việc bình thường, mà là một chiến trường".

Istanbul, một đô thị với khoảng 15 triệu cư dân và là thủ đô kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, có khoảng 60% trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 tại quốc gia này.

Nhiều nhân viên y tế đang ngủ trong khách sạn hoặc ký túc xá sinh viên, không ai dám về nhà vì lo sợ sẽ lây bệnh cho gia đình.

"Những gì họ đang làm thực sự siêu phàm. Công việc của các nhân viên y tế là vô giá, họ đang cống hiến cho nhân loại", Aydin nói.

Theo AFP
TIN LIÊN QUAN
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.