Mỹ có nguy cơ suy thoái kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thâm hụt thương mại Mỹ tăng trong tháng 8 khi kim ngạch nhập khẩu áp đảo kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới đang phục hồi sau cú sốc dịch COVID-19.
Mỹ có nguy cơ suy thoái kinh tế

Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/10, trong tháng 8 vừa qua, Mỹ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 73,3 tỷ USD, cao hơn 4,2% so với mức được ghi nhận trong tháng 7.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, nhưng doanh số bán ô tô và máy bay ít hơn đã kìm hãm sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong khi nhu cầu tiêu dùng thúc đẩy sự gia tăng nhập khẩu. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu tăng 4 tỷ USD lên 287 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tăng 1 tỷ USD lên 213,7 tỷ USD.

Chuyên gia Mahir Rasheed thuộc Oxford Economics nhận định nhìn chung đây là mức thâm hụt thương mại cao kỷ lục mới và cao hơn 31,7 tỷ USD so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 ập đến.

Kim ngạch nhập khẩu cả hàng hóa và dịch vụ đều tăng, trong đó hàng tiêu dùng tăng 3 tỷ USD và vật tư và nguyên liệu công nghiệp tăng 1,8 tỷ USD. Lĩnh vực ô tô giảm 1,5 tỷ USD trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn đang diễn ra khiến các dây chuyền lắp ráp trên toàn thế giới bị ảnh hưởng.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tổng cộng 1,1 tỷ USD, trong đó nguồn cung cấp và vật liệu công nghiệp tăng 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này không thể khắc phục sự sụt giảm 1 tỷ USD trong xuất khẩu ô tô và 0,8 tỷ USD ở hàng hóa, trong đó có máy bay.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu Mỹ vỡ nợ. Lời cảnh báo được bà Yellen đưa ra khi hạn chót cho việc nâng trần nợ vào ngày 18/10 đang đến gần.

Trả lời phỏng vấn của CNBC về khả năng có quy trình "điều chỉnh" để nâng trần nợ mà không có bất kỳ sự ủng hộ nào của đảng Cộng hòa, bà Yellen nói bà ủng hộ việc giải quyết xong vấn đề này. Bộ trưởng Tài chính Mỹ đề cập đến một viễn cảnh vỡ nợ chưa từng có đối với Mỹ khi các nghị sĩ bất đồng trong vấn đề nâng mức trần vay mượn.

Trước đó, Bộ trưởng Yellen đã cảnh báo rằng Mỹ sẽ không còn nguồn lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ sau ngày 18/10 nếu Quốc hội không nâng trần nợ. Quốc hội Mỹ đã nhiều lần nâng trần nợ kể từ khi mức này được đặt ra và các cuộc bỏ phiếu thường diễn ra trong cả hai đảng.

Trong năm nay, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang phản đối việc bỏ phiếu về vấn đề này. Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa là thiếu thận trọng và nguy hiểm.

Trong nhiều năm qua, nâng trần nợ công là một vấn đề gây tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Biden trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời kêu gọi phải có nguyên tắc tài chính.

Nguy cơ chính phủ phải ngừng hoạt động đã trở thành nỗi ám ảnh trong các cuộc thương lượng về ngân sách tại Quốc hội Mỹ. Tổng thống Biden đang thúc đẩy hai gói chi tiêu khổng lồ trị giá 1.000 tỷ USD và 3.500 tỷ USD cho các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy an sinh xã hội.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.