Các quan chức chính phủ, cảnh sát, hải quan, luật sư, đại diện của thị trường nghệ thuật và các Giám đốc bảo tàng đã cùng ngồi lại với các chuyên gia UNESCO thảo luận về việc thực hiện Công ước UNESCO 1970 về Các biện pháp Phòng ngừa, Ngăn chặn việc Xuất nhập khẩu và Chuyển nhượng trái phép tài sản văn hóa.
“Mặc dù Công ước 1970 đã có 132 quốc gia thành viên, nhưng chúng ta vẫn cần thêm nhiều hơn nữa số lượng quốc gia phê chuẩn Công ước này cũng như thông qua Công ước UNIDROIT năm 1995. Các văn bản này cung cấp cho các quốc gia khuôn khổ pháp luật và thực tiễn để đấu tranh chống buôn lậu trái phép và thực hiện việc khôi phục lại các di sản bị đánh cắp. Chúng ta không chỉ thực hiện tốt các Công ước này, mà còn cần phải làm được nhiều hơn với quy mô lớn hơn. Ví dụ như cải thiện các chính sách quốc gia, giải quyết nạn cướp bóc và buôn bán bất hợp pháp liên quan đến các tình huống khẩn cấp hoặc xung đột hoặc theo dõi các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc" - Ông Flavio Mendez Altamirano (Panama), Chủ tịch Hội nghị lần thứ tư các Quốc gia thành viên của Công ước 1970 (ngày 15 & 16/5 tại Trụ sở UNESCO).
"Hợp tác", "giáo dục", "an ninh" và "đạo đức" là những vấn đề được các chuyên gia đưa ra bàn thảo luận và chia sẻ. Các nước hiện đang đối phó với những vụ trộm cắp ở các bảo tàng, các bộ sưu tập của nhà nước và tư nhân và các địa điểm khảo cổ học. Các đồ vật vị đánh cắp này sau đó được tung lên bán tại thị trường nghệ thuật hoặc mạng Internet với xuất xứ mơ hồ. Các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình xác định được các đồ vật bị đánh cắp này và đưa chúng hồi hương.
Ví dụ, Corrado Catesi, phụ trách các bộ phận Tác phẩm bị đánh cắp của Đơn vị nghệ thuật tại INTERPOL, đã trình bày về chuyên án "Operation Pandora", một cuộc điều tra quốc tế do cảnh sát Síp và Tây Ban Nha hợp tác thực hiện để dỡ bỏ các mạng lưới tội phạm. Chuyên án đã kết thúc thành công vào tháng 1/2017 với tổng số tác phẩm Nghệ thuật và Văn hóa lên đến 3.561 tác phẩm.
"Chúng ta cần hợp tác và chia sẻ thông tin nhiều hơn nữa. Hợp tác chặt chẽ với INTERPOL, Tổ chức Hải quan Thế giới, UNIDROIT, ICOM, và nhiều đơn vị khác trong cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ quan chức năng quốc gia. Chúng ta thấy tầm quan trọng to lớn của việc nâng cao nhận thức của thị trường nghệ thuật và công chúng, đào tạo các nhân viên an ninh quốc gia, nhân viên bảo tàng và nhà quản lý các khu khảo cổ, liệt kê các đồ vật bị đánh cắp trên cơ sở dữ liệu và tăng cường luật pháp quốc gia. Những nỗ lực này chắc chắn tạo ra được sự khác biệt” - Chuyên gia Silva Breshani (Albania) cho hay.
Mechtild Rössler, Giám đốc Phòng Di sản UNESCO nhấn mạnh: "Tầm quan trọng của tất cả các đối tác và các bên liên quan, đặc biệt là các cộng đồng địa phương, cần chủ động hơn và trở thành những người bảo vệ di sản".
Chuyên gia France Desmarais từ Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) đã thông báo cuộc họp về 13 "Danh sách đỏ", một công cụ thực tế và giáo dục được sử dụng để giúp mọi người nhận ra các đối tượng đặc biệt có nguy cơ nằm trong danh sách bị nhắm đến buôn bán bất hợp pháp, và nhắc nhở người ta đặt ra ba câu hỏi: "Có phải hàng thật rõ nguồn gốc xuất xứ không? Có hợp pháp không? Có dính đến vấn đề đạo đức nào không?". Cristina Menegazzi thuộc Văn phòng UNESCO Beirut của đã chiếu một đoạn video nâng cao nhận thức mới nhằm vào công chúng để giải thích những dấu hiệu xác định liệu một vật được bày bán liệu có phải hàng đánh cắp hay không.
Các chuyên gia còn đề cập đến các tình huống khẩn cấp ở Afghanistan, Iraq, Libya, Mali, Cộng hòa Ả rập Syria và Yemen, nơi có phạm vi hoạt động tội phạm rộng hơn và trong một số trường hợp còn liên quan đến các tổ chức khủng bố. Đặc biệt, UNESCO đã hỗ trợ các đối tác của mình tổ chức nhiều hội thảo về xây dựng năng lực hoặc đào tạo cho các chuyên gia về di sản và an ninh tại các quốc gia này. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một số Nghị quyết nhằm hạn chế tình trạng buôn bán di sản văn hoá bắt nguồn từ các nhóm khủng bố. Bên cạnh đó, cần hiểu rằng sự tiến bộ văn hóa được xem như một vấn đề an ninh, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế cùng nhau kiểm soát biên giới của các quốc gia và ngăn chặn dòng chảy của các tác phẩm bị đánh cắp. Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp trừng phạt Chống lại các tổ chức khủng bố như Daesh hoặc Taliban.
Các cuộc họp cũng đã thông qua một số Nghị quyết, trong số đó khuyến khích việc phê chuẩn và thực hiện Công ước UNESCO 1970 và UNIDROIT 1995, đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác thực thi pháp luật và công bố thực trạng buôn lậu trái phép và các hoạt động hình sự liên quan đến tài sản văn hoá đến với cộng đồng.