Nỗ lực tìm các giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Việt Nam chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí net zero. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam để đạt mục tiêu cam kết vào năm 2050", thông tin được các chuyên gia khẳng định tại hội thảo “Giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững”, diễn ra chiều ngày 29/07.
Nỗ lực tìm các giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững

Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các doanh nghiệp xây dựng và kiến trúc.

Trong nhiều năm qua, việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, thúc đẩy nghiên cứu sản xuất, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng đã và đang là một trong những ưu tiên của ngành Xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của các công trình có kiến trúc bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đưa nội dung thúc đẩy phát triển các loại công trình này vào các cam kết quốc tế, luật, đề án... Cụ thể như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…Mới đây nhất, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - COP26, Chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết “đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0”.

Để thực hiện cam kết, theo TS. Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), nhiều chính sách, quy định đã được ban hành và đưa vào thực hiện. Theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐCP, đối với các tòa nhà có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên thì phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Các cơ sở phát thải nhiều khí nhà kính cũng phải xây dựng kế hoạch và thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, so với nhiều nước phát triển trên thế giới và khu vực, trình độ công nghệ, nhân lực, quản lý, thiết bị, kỹ thuật xây dựng, điều kiện tiện nghi các công trình ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện chúng ta chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí net zero. Điều này đang đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam để đạt mục tiêu cam kết vào năm 2050.

Nỗ lực tìm các giải pháp vật liệu xây dựng đáp ứng công trình xanh có kiến trúc bền vững ảnh 1

Để thực hiện các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực xây dựng, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng nói riêng, cần tháo gỡ bởi các giải pháp: hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án sản xuất sản phẩm, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; có các quy định bắt buộc hoặc khuyến khích để đánh giá, chứng nhận, dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm VLXD; nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý vận hành, người sử dụng công trình...

Tham luận tại hội thảo, Ông Nguyễn Đình Thanh – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, yêu cầu của kiến trúc tương lai hướng tới phát triển bền vững, được đánh giá qua các thông số, chỉ số công trình trong thiết kế, xây dựng và vận hành, nhằm giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường. Thiết kế kiến trúc xanh đương đại là sự tích hợp của: công năng, thẩm mỹ, kết cấu, vật liệu, vật lý kiến trúc, việc giảm thiểu tác động môi trường, tính bản địa và công nghệ thông tin – điều khiển học. Hiện nay, nhà phát triển thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì suy nghĩ chi phí xây dựng ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường. Thực tế, nếu áp dụng các giải pháp xanh ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thiết kế sẽ không làm tăng, thậm chí có thể giảm chi phí đầu tư. Giải pháp xanh có hiệu quả sẽ giúp hoàn vốn đầu tư trong khoảng 2-3 năm.

Tham dự sự kiện, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp VLXD chia sẻ về những giải pháp vật liệu mới, tiên tiến, đã và đang được đẩy mạnh ứng dụng trong phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.

Với bề dày uy tín 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất, kinh doanh Vật liệu xây dựng & nội thất, đại diện Công ty Cổ phần Eurowindow cho biết, đơn vị này đã và đang tiếp tục lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, các đối tác uy tín hàng đầu thế giới như: Kommerling, Giesse, Cmech... cam kết đồng hành cùng chung tay trong việc bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp ngoài ứng dụng các vật liệu có thể tái chế, vật liệu xanh tiết kiệm năng lượng còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình thiết kế, sản xuất, lắp đặt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Một số giải pháp nổi bật Eurowindow giới thiệu tại hội thảo như: sản phẩm cửa nhựa Kommerling có khả năng cách nhiệt vượt trội, cách âm lên tới 45dB; hệ sản phẩm cửa nhôm có cầu cách nhiệt có khả năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30% so với nhôm thông thường, cách âm lên tới 44dB; hệ thống cửa nhận diện khuôn mặt, điều khiển tự động... Eurowindow đang hướng tới việc ứng dụng nền tảng internet vạn vật để điều khiển, giám sát, tối ưu công năng, cũng như quản lý hệ thống cửa của toàn bộ công trình để tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, đặt mục tiêu “Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, Công ty CP Eurowindow cũng đang từng bước ứng dụng 4.0 hướng tới xây dựng nhà máy sản xuất thông minh, nhằm tối ưu năng suất, tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm phát thải ròng trong quá trình sản xuất. Mục tiêu của Eurowindow là mang đến các giải pháp vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, tối ưu hiệu quả, giảm chi phí đầu tư, giảm chi phí vận hành, tăng tính tiện nghi cho các công trình.

Là đối tác lâu năm của Eurowindow, Công ty TNHH Kin Long Việt Nam – Đơn vị chuyên nghiên cứu, chế tạo, phân phối các sản phẩm ngũ kim chất lượng cao đã giới thiệu các giải pháp phụ kiện đồng bộ, nổi bật trong số hơn 600 bằng sáng chế đã được cấp. Ngoài các giải pháp về khóa thông minh, hệ mặt dựng bên ngoài các tòa nhà, Kin Long còn chia sẻ về các giải pháp khác cho nhà ở trong thiết kế công trình xanh như: rèm cửa tự động, hệ thống chiếu sáng thông minh, hệ thống camera giám sát...

Tại hội thảo, đại diện thương hiệu Saint Gobain tại Việt Nam đã chia sẻ về câu chuyện thực tế của doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp kính tiết kiệm năng lượng trong xây dựng. Đại diện đơn vị này cho biết đã tích hợp vật liệu tái chế vào các sản phẩm và giải pháp, điều chỉnh quy trình sản xuất, thực hiện giảm khí thải carbon theo các bước tại nhà máy trong đó tăng cường sử dụng nguyên liệu thủy tinh vụn tái chế, tạo mạng lưới thu gom và giảm chất thải không tái chế... Nói về mục tiêu của Saint Gobain trong chu kỳ phát triển bền vững đặt ra vào năm 2030, doanh nghiệp sử dụng 100% vật liệu tái chế trong đóng gói, sử hơn hơn 30% vật liệu tái chế hoặc có nguồn gốc sinh học trên bao bì, giảm 80% chất thải không thu hồi...

Qua những chia sẻ hữu ích của các chuyên gia, những trao đổi thú vị ở phần tọa đàm, chương trình được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các Bộ ban ngành, các doanh nghiệp và người dân, ứng dụng các giải pháp thiết kế và vật liệu xanh, hiện đại, hướng tới xây dựng các công trình bền vững tại Việt Nam, từ các tòa nhà văn phòng của các cơ quan cho đến các công trình nhà dân, bệnh viện, trường học...

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.