Nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Công tác xóa mù chữ được các cấp, ngành Đắk Lắk quan tâm, triển khai thực hiện. Số người được huy động tham gia học lớp xóa mù chữ ngày càng tăng.
Giáo viên và học sinh tại Điểm trường Ea Rớt (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).
Giáo viên và học sinh tại Điểm trường Ea Rớt (huyện Krông Bông, Đắk Lắk).

Xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) có trên 11.000 người, trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm trên 38,7% (chủ yếu là dân tộc Ê đê, M’nông), tập trung tại 4 buôn Tuôr A, Tuôr B, Kla và buôn Kuôp. Hơn một tháng nay, kể từ khi lớp học xóa mù chữ tại xã được thành lập, cứ đến 19 giờ, 20 học viên tại buôn Kla hồ hởi tham gia. Để có thể mở được lớp xóa mù chữ cho bà con, Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ xã đã tổ chức điều tra, vận động người chưa biết chữ ra lớp.

Cô Nguyễn Thị Kim Oanh, Trường Tiểu học Dray Sáp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana cho biết, để vận động, Ban Chỉ đạo tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Thành viên các Hội, đoàn thể tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc biết chữ. Bên cạnh đó, người dân tại 4 buôn đa phần theo đạo Tin Lành, vào các buổi sinh hoạt nhóm tôn giáo diễn ra vào thứ Tư và Chủ nhật hằng tuần, Ban Chỉ đạo phối hợp với các trưởng nhóm để tuyên truyền cho người dân.

“Các giáo viên phải học thêm ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số để khi giảng dạy dễ kết nối hơn, có thể truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học viên hiểu. Lớp học gồm một cô giáo người bản địa và hai giáo viên hỗ trợ”, cô Nguyễn Thị Kim Oanh chia sẻ.

Do đối tượng học không đồng đều, có người chưa hề biết chữ, người chỉ mới biết vài con chữ, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong đồng hành cùng các học viên. Cô Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, các cô đã phân công nhiệm vụ cho từng người kèm cặp từng nhóm. Khi các học viên nắm được vốn từ ngữ, giáo viên chuyển qua những nội dung thiết thực từ những nhu cầu thực tế của người học.

“Qua cách mình tổ chức, học viên cảm thấy vui về việc học tập. Họ tuyên truyền cho nhau về những lợi ích khi biết con chữ. Lớp học không có tình trạng bỏ học mà dần dần có thêm học viên. Khi có thêm học viên mới theo học, mình thấy rất mừng”, cô Nguyễn Thị Kim Oanh chia sẻ.

Ea Súp là huyện biên giới, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, với dân số trên 77.000 người, gồm 29 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là huyện nghèo, 8/10 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trình độ dân trí ở các vùng có nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với các địa phương khác trong tỉnh. Địa phương luôn nỗ lực thực hiện công tác xóa mù chữ. Từ năm 2020 đến nay, huyện phối hợp với các ban, ngành mở được 8 lớp xóa mù chữ. Huyện đang mở và sắp hoàn thành 3 lớp với trên 200 học viên tham gia.

Công tác xóa mù chữ được địa phương quan tâm như mạng lưới trường lớp được mở rộng, hệ thống phòng học từng bước được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu dạy và học ở các địa phương. Thế nhưng, theo Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea Súp Trần Văn Hải, công tác xóa mù chữ vẫn gặp nhiều khó khăn. Địa phương có dân di cư ngoài kế hoạch tại các tỉnh phía Bắc vào nhiều (chủ yếu đồng bào dân tộc H’Mông, Tày). Người dân có phong tục tập quán còn lạc hậu, sinh sống tại các địa bàn khó khăn, lo tập trung làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc học tập. Nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao. Đa số hộ dân thuộc diện hộ nghèo nên khó trong công tác huy động các đối tượng ra lớp, duy trì sĩ số. Bên cạnh đó, địa phương thường xuyên xảy ra hạn hán, bão lũ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gây khó trong việc học tập…

Ông Trần Văn Hải cho biết, qua nắm bắt thực tế, nhu cầu học tập của người dân rất lớn. Do đó, công tác vận động mở lớp xóa mù chữ được địa phương chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành tổ chức thực hiện.

“Mở được lớp xóa mù chữ đã khó nhưng duy trì được lớp học càng khó hơn. Chúng tôi ưu tiên việc lựa chọn thời gian, khung giờ tổ chức dạy học phù hợp với học viên. Có lớp học diễn ra từ 19 - 21 giờ. Bên cạnh đó, chúng tôi xây dựng tính kỷ luật, làm gương trong lớp học. Một số học viên có tính kỷ luật cao, ý thức tốt và siêng năng vừa tham gia học tập, vừa tuyên truyền cho những người khác để cùng duy trì lớp học”, ông Trần Văn Hải thông tin.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, tính đến tháng 8/2023, Đắk Lắk đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Tỉnh có 3/15 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 (đạt tỉ lệ 20%); 12/15 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đạt 80%). Số người từ 15 - 60 tuổi đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 đạt 93,5%. Số lượng huy động người học ra lớp ngày càng tăng. Năm 2022, toàn tỉnh huy động được 233 người ra học mới xóa mù chữ. Đến năm 2023, số người học tăng lên 342 người.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp cho biết, tỉnh đã thực hiện công tác xóa mù chữ tại các địa bàn vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ngành tăng cường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, lực lượng Biên phòng… thực hiện công tác xóa mù chữ hiệu quả nhất.

Ông Đỗ Tường Hiệp cho biết, thời gian tới, Sở tiếp tục nâng cao nhận thức cho lực lượng làm công tác xóa mù chữ và toàn xã hội; duy trì và củng cố vững chắc kết quả việc xóa mù chữ đã đạt được. Bên cạnh đó, Sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hoạt động dạy, học của các Trung tâm Giáo dục cộng đồng, coi đây là một thiết chế giáo dục quan trọng trong xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...