Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ

Cùng với nhà giáo Phạm Toàn và giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, giáo sư Vũ Hà Văn đã mở một trang mạng giáo dục với tên là 'Học thế nào' nhằm tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ

Cái tên Vũ Hà Văn được nhiều người biết đến sau sự kiện năm 2008, anh vinh dự được nhận Giải thưởng Polya, một giải thưởng lớn của Hội Toán học Ứng dụng và Công nghiệp Hoa Kỳ (SIAM).

Năm 2012, nhà toán học Vũ Hà Văn tiếp tục được vinh dự nhận giải thưởng Fulkerson – Giải thưởng quốc tế lớn về toán học tổ chức tại Đức. Hiện nay, Vũ Hà Văn đang là giáo sư toán học tại Đại học Yale, Mỹ.

Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ - anh 1

Giáo sư toán học Vũ Hà Văn tại Đại học Yale danh tiếng của Mỹ

Đam mê toán học từ nhỏ

Vũ Hà Văn sinh ngày 12/6/1970 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định, trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cha anh là nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là dược sĩ Đào Thị Hường.

Vũ Hà Văn thích đọc thơ do cha sáng tác, anh cũng thích đọc sách văn học, tiểu thuyết nhưng tất cả đều không bằng tình yêu toán học.

“Tôi thấy giữa làm toán và làm thơ có một điểm rất giống nhau, đó là tính logic cao và đều cần một mẫu số chung là sự đam mê".

Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ - anh 2

Giáo sư Vũ Hà Văn và bố, nhà thơ Vũ Quần Phương

Mẹ là người đã truyền ngọn lửa đam mê và khơi gợi niềm yêu thích môn toán trong cậu bé Vũ Hà Văn ngày nào.

Vũ Hà Văn được học chuyên toán từ nhỏ. Lên THPT, thoạt tiên anh học chuyên toán Chu Văn An (Hà Nội). Sau đó, Hà Nội mở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Vũ Hà Văn được chuyển về đấy. Anh yêu toán, nhưng rồi chỉ đoạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nên cũng không dám đặt nhiều ước vọng vào toán. Khi thi ĐH, Vũ Hà Văn chọn ngành kỹ thuật với mong muốn trở thành người… sửa TV.

Con đường học tập gian truân

Với thành tích ‘khủng’, á khoa Đại học Bách khoa Hà Nội, chàng trai Vũ Hà Văn đã được nhận học bổng sang Hungary học tập.

Chia sẻ quãng thời gian học tập tại Hungary của con trai, nhà thơ Vũ Quần Phương không khỏi xúc động kể lại: "Tất cả các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, sách vở, radio... Văn phải mua lại của sinh viên tốt nghiệp về nước với giá chỉ bằng 20 - 30% so với đồ mới".

"Những năm Văn ở Hungary thiếu thốn lắm, học bổng chỉ đủ ăn, thế mà sau 3 năm học đầu, Văn tiết kiệm được 100 USD mang về cho bố mẹ. Khi cầm đồng tiền ấy, tôi thực sự rất xúc động và thương con", nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết thêm.

Vũ Hà Văn kể, khi mới sang Hungari học ở Khoa Điện ĐH Bách khoa Budapes, anh được học với một bà giáo dạy toán hay ra các đề tài nghiên cứu nho nhỏ cho sinh viên. Lúc đó anh vẫn mê toán lắm nên rất hào hứng với các đề tài nhiên cứu ấy. Thậm chí, biết trường ĐH Tổng hợp Eotvos Lorand (Budapest)tổ chức một cuộc thi toán cho sinh viên, anh đã tham gia. Giải thưởng Vũ Hà Văn đạt được tuy không cao nhưng cũng là một kết quả đáng khích lệ với sinh viên không phải ngành toán. Thấy Vũ Hà Văn mê toán, bà giáo dạy toán của anh giới thiệu anh với chồng bà - một nhà toán học và là một viện sĩ rất có tiếng tăm ở Hungari. Ông ấy gặp Vũ Hà Văn một vài lần rồi khuyên anh chuyển sang học toán lý thuyết.

Sau một thời gian suy nghĩ, Vũ Hà Văn quyết định chuyển sang học Khoa Toán ĐH Tổng hợp Eotvos Lorand. “Hồi đó du học sinh Việt Nam ở Đông Âu có hai con đường: hoặc đi buôn, hoặc học hành chỉn chu. Nhu cầu về vật chất của tôi đơn giản lắm, học bổng nhà nước cấp đối với tôi là đủ, vì thế tôi không quan tâm chuyện đi buôn. Mối bận tâm của tôi lúc đó là được làm việc mình thích”, Vũ Hà Văn cho biết.

Trở thành giáo sư toán lừng danh thế giới

Vũ Hà Văn tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Eotvos, Budapest, Hungary năm 1994.

Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ - anh 3

Vũ Hà Văn chụp cùng bạn thân, Giáo sư Ngô Bảo Châu (trái)

Anh cho biết: "Thật ra tiểu sử khoa học của Văn có một điểm khác, so với phần lớn những người làm toán khác. Đó là Văn khi mới vào đại học không theo học ngành toán, mà là hoc điện tử tại Đại học Bách khoa Budapest".

"Sau đó tôi mới chuyển sang trường Eotvos. Thành ra việc trở thành người làm toán cũng một phần là do say mê, một phần có số mệnh sắp đặt vậy, chứ con đường không được thẳng băng như một số người làm toán khác".

Vũ Hà Văn bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Yale, Mỹ, năm 1998. Sau thời gian làm hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, anh làm việc tại Đại học California ở San Diego, với tư cách trợ lý giáo sư, phó giáo sư và giáo sư .

Từ mùa thu năm 2005, anh trở thành giáo sư khoa toán, Đại học Rutgers, hiện anh là giáo sư Đại Học Yale (nơi anh bảo vệ tiến sĩ, năm 1998). Anh còn là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris từ tháng 6/2006.

Tính tới tháng 8/2010, giáo sư Vũ Hà Văn đã công bố 104 công trình trên các tạp chí uy tín nhất của toán học hoặc trên các tạp chí chuyên ngành. Anh còn được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá trong đó có giải thưởng Polya năm 2008.

Năm 2006, giáo sư Vũ Hà Văn cùng với Terencer Tao (giải thưởng Fields) xuất bản cuốn sách nổi tiếng Additive Combinatorics (Tổ Hợp Cộng Tính), một đóng góp mới cho Toán Học Rời Rạc.

Nếu Ngô Bảo Châu là bom tấn (đánh điểm) thì Vũ Hà Văn là bom rải thảm (đánh diện). Đó là hai nhà toán học có quốc tịch Việt Nam mở đầu cho thời kỳ thăng hoa của Toán học nước nhà. Năm 2009, Nhà nước Việt Nam công nhận Vũ Hà Văn là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học Việt Nam, khi anh 39 tuổi.

“Muốn học khoa học cơ bản, người ta cần một chút mơ mộng”...

Theo Vũ Hà Văn, muốn học khoa học cơ bản, người ta cần một chút mơ mộng. “Bản thân khoa học cơ bản rất khô khan, vì thế người học phải đam mê, có thế nó mới quyện vào mình và thành vật thể sống”, Vũ Hà Văn nói.

Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ - anh 4

Với Vũ Hà Văn (giữa), toán học không hề khô khan

Quả là tâm hồn Vũ Hà Văn phải lãng mạn thì mới dấn thân vào ngành toán khi mà thời điểm đó anh chưa nhìn thấy triển vọng sáng sủa nào cho tương lai cuộc đời mình. Nhưng rồi Vũ Hà Văn dần dần có được sự tự tin khi mà liên tục lọt vào nhóm đầu lớp, giữa những sinh viên Hungari vốn nổi tiếng là giỏi toán và thông minh. Cú hích quan trọng trong sự nghiệp làm toán của anh là chuyến đi dự hội thảo ở trường ĐH Cornell - Mỹ khi anh đang là sinh viên năm 4. Lần đầu tiên được dự một hội thảo khoa học quốc tế khiến Vũ Hà Văn phấn chấn. Anh bắt đầu cảm nhận được hơi thở của đời sống giới nghiên cứu và muốn thưởng thức đời sống đó.

Tiếp xúc với Vũ Hà Văn, cảm nhận chung là anh rất dí dỏm, luôn vui vẻ dù rất kiệm lời như đa số nhà toán học. “Đi Tây” từ năm 17 tuổi rồi ở miết bên đó nhưng anh vẫn có phong thái của một công dân Hà Nội “xịn”. Anh vẫn đi lại trong thành phố bằng xe máy, thỉnh thoảng mới gọi taxi nếu trời nắng quá. Có lẽ vì thế mà anh có điều kiện quan sát, nắm bắt được nhiều thực tế sôi động của thành phố nhộn nhạo bậc nhất thế giới này qua những lần về nước ngắn ngủi. Những thực tế đó đã được phả vào blog của anh, qua giọng văn hài hước, dù anh viết blog chủ yếu để giới thiệu kiến thức toán.

Có lần Vũ Hà Văn giới thiệu với bạn đọc một công trình nghiên cứu được giải Nobel kinh tế 2012 mà trong đó sử dụng toán ứng dụng. Tên bài toán “Stable Marriage”, nghĩa là “Hôn nhân bền vững” nhưng được Vũ Hà Văn “dịch” thành “Lấy người mình yêu và… không bỏ được”.

Ở một bài khác, để giới thiệu định lý Birkhoff, Vũ Hà Văn dẫn nhập: “Khi bé, bạn đi nhà trẻ. Lớn lên, bạn phải lấy vợ. Kiểu gì cũng không tránh được, trừ các vĩ nhân”. Rồi anh so sánh chuyện hôn nhân xưa với nay và đặt ra một thách thức “thời đại”: Phải lấy người mình yêu, chà! “Trớ trêu, người bạn yêu (như Angelina Jolie) thì vô số bạn yêu. Thế mới cáu!”. Dù chẳng biết gì về toán, bạn đọc cũng có thể hiểu rằng để không phải đấu kiếm với ai đó nhằm giành giật mỹ nhân duy nhất thì không nên tuyệt đối hóa vấn đề mà cần (điều kiện đủ) mở rộng danh sách người mình muốn lấy. Với cách này, rốt cục ai cũng sẽ lấy được người mình yêu (ai cũng thấy hài lòng) và toán học đã chứng minh được điều đó. Nhiều bạn đọc blog của Vũ Hà Văn thốt lên: Toán khô khan vậy mà sao anh viết duyên thế, vui thế!

Thành danh trên đất Mỹ nhưng luôn có nỗi niềm đau đáu về quê hương

Với Vũ Hà Văn, quê hương Việt Nam luôn là niềm tự hào để anh giới thiệu với bạn bè thế giới. "Tôi không có ý định từ bỏ tấm hộ chiếu phổ thông bìa xanh của Việt Nam", anh nói.

Nỗi niềm của nhà toán học Việt đang giảng dạy đại học ở Mỹ - anh 5

Vũ Hà Văn cùng vợ và hai con

Anh và vợ con vẫn về Việt Nam thường xuyên. Anh hiếm khi từ chối những lời mời giảng dạy tại Viện toán hay các trường đại học trong nước. Giáo sư Vũ Hà Văn giảng bài mà không cần một giáo án nào, nhưng những bài giảng của anh không thể nhầm lẫn vào đâu, mạch lạc và dễ hiểu. Nhiều người nghe anh giảng toán có cảm giác như nghe cha anh - nhà thơ Vũ Quần Phương bình thơ.

Giáo sư toán học Vũ Hà Văn

Sinh ngày: 12/6/1970

Quê quán: Nam Định

Là con trai của nhà thơ Vũ Quần Phương.

Hiện anh là giáo sư toán học giảng dạy tại Đại học Yale, Mỹ.

Từ 18 đến 24/8/2012, tại một hội nghị toán học tổ chức ở Đức, cái tên Vũ Hà Văn xướng lên với giải thưởng Fulkerson – giải thưởng quốc tế lớn về toán học. Khi đó, thay vì tham dự một buổi lễ trang trạng trong khuôn khổ khai mạc của Đại hội toán tối ưu thế giới (tổ chức ba năm một lần) diễn ra tại nhà hát lớn Berlin, Đức nơi vinh danh Vũ Hà Văn, thì anh vui vẻ tham gia buổi giao lưu với các em học sinh yêu toán tại Huế, trong đó có rất nhiều em bé “còn quàng khăn đỏ và mang vở dán nhãn gấu bông".

"Đó là hội nghị lớn của toán học Việt Nam và là dịp gặp gỡ nhiều đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào một con đường nhiều chông gai. Sự có mặt của tôi ở đây có lẽ có chút ý nghĩa thiết thực hơn", anh Văn nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.