Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già

Vì mắc căn bệnh hiếm gặp mà hai đứa trẻ ở Ấn Độ bỗng biến thành ông bà lão da nhăn nheo. Việc thay đổi ngoại hình trong thời gian ngắn khiến chúng bị coi là bằng chứng sống của "Dị nhân Benjamin".
Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già

Hai chị em Keshav Kumar (18 tháng tuổi) và Anjali Kumari (7 tuổi) đều có làn da chảy xệ, khớp xương đau nhức và mặt sưng lên như bà già.

Căn bệnh hiếm gặp của hai chị em đã khiến chúng bị nhìn như những sinh vật lạ trên đường phố. Cô chị Anjali nói rằng, cô bé chỉ muốn được như những đứa trẻ bình thường khác nhưng dường như cuộc sống không hề đơn giản như cô bé nghĩ. Ở trường học, Anjali bị gọi bằng những các tên như bà lão, mụ phù thủy, con khỉ...

Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 1

Hai bé Keshav Kumar (18 tháng tuổi) và Anjali Kumari (7 tuổi).

"Cháu biết mình khác so với những bạn bè cùng tuổi khác. Khuôn mặt cháu sưng lên trong khi những bộ phận khác trên cơ thể đều bình thường. Cháu muốn được xinh đẹp như chị gái, cha mẹ cháu cũng nói rằng cháu sẽ khỏi bệnh và cháu luôn mong muốn điều đó", Anjali nói. Cô bé cũng hy vọng rằng mau chóng được chữa khỏi bệnh để thoát khỏi những cái nhìn lạ lẫm từ những người xung quanh.

Bác sĩ Kailash Prasad, một chuyên gia nhi khoa tại bệnh viện công ở TP Ranchi, đã xét nghiệm cho hai chị em và nói: “Đây có vẻ như là bệnh di truyền được gọi là Progeria. Khả năng khác là Cutis Laxa. Hai bệnh này có mức độ phức tạp tương đương nhau. Đây là một loại rối loạn rất hiếm gặp”.

Hội chứng dạng hiếm progeria còn được gọi là chứng nhão da. Người mắc căn bệnh này da sẽ bị chảy xuống nhăn nheo, nhìn già đi mấy chục tuổi. Căn bệnh có thể biến một đứa bé trở thành một người già cả, trong khi những bộ phận khác không hề phát triển.

Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 2
Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 3

Hiện 2 bé đang sống với cha mẹ, ông Shatrughan Rajak, 40 tuổi, và bà Rinki Devi, 35 tuổi, tại TP Ranchi, bang Jharkhand. Đứa con gái đầu lòng của họ, Shilpi, 11 tuổi, may mắn không mắc phải căn bệnh trên.

Ông Shatrughan, làm nghề giặt ủi với thu nhập 4.500 rupee/tháng, cho biết: “Tôi mong sao sẽ có thuốc chữa cho con. Mọi người ở đây đều gọi chúng là “ông bà già” và điều đó khiến tôi rất đau lòng. Chúng tôi đã cố tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ địa phương nhưng họ nói rằng chỉ ra nước ngoài mới có cơ may chữa được bệnh”.

Người cha cũng nói rằng với đồng lương như của ông chỉ đủ tiền ăn hàng ngày cho cả gia đình nên việc chạy chữa cho các con là rất khó. Bà Devi sau khi sinh cô con gái đầu, bà tiếp tục hạ sinh Anjali. Tuy nhiên, khi cô bé này được 6 tháng, Anjali thường xuyên mắc phải chứng viêm phổi, da mỏng khô và thiếu sức sống. Họ đưa con gái đến bác sĩ và nhận được câu trả lời là không thể cứu chữa được tình trạng của Anjali. 5 năm sau, em trai của Anjali là Kumar được sinh cũng mắc căn bệnh giống của chị. Cậu bé vẫn còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì xảy ra với mình nhưng Anjali đã cảm nhận được sự khác biệt từ cái nhìn của những người xung quanh.

Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 4

Anjali luôn mơ ước được xinh đẹp.

“Chúng tôi không đưa Keshav tới bác sĩ vì tôi biết nó bị giống như Anjali. Chúng tôi rất nghèo trong khi chuyện khám bệnh rất tốn kém”, ông Shatrunghan buồn rầu nói.

Hai đứa bé đáng thương trên thường bị trêu chọc vì ngoại hình kỳ lạ và chúng đi đến đâu cũng bị nhìn chằm chằm như người ngoài hành tinh. Chúng mơ ước được bình thường như những đứa trẻ khác nhưng đáng buồn thay, bệnh của chúng không có thuốc chữa.

Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 5

Bé Anjali và mẹ.

Bé Shilpi, chị cả, tỏ ra rất quan tâm và bảo vệ hai em. Em nói: “Cháu rất tức giận khi mọi người trêu chọc các em. Cháu sẽ mãi ở bên cạnh hai em nhưng cháu mong chúng sẽ học thật giỏi để không phải dựa dẫm vào ai cả khi lớn lên. Cháu sẽ dạy hai em trở nên mạnh mẽ”.

Hiện tại Anjali đã phải trải qua những triệu chứng thường hay gặp ở người già. Các khớp xương của bé đau nhức, thở khó, da chùng xuống và mắt kém. Hệ miễn dịch của bé cũng rất yếu khiến em thường xuyên bị bệnh.

Nỗi tuyệt vọng của hai chị em bỗng dưng hóa thành người già ảnh 6

Bà Rinki, mẹ của hai đứa trẻ, buồn bã: “Tôi thường phải xoa bóp chân cho Anjali, con bé lúc nào cũng đau đớn. Anjali liên tục hỏi tôi khi nào con bé mới được như chị nó”.

Mỗi tháng, ông Shatrughan bỏ ra 500 rupee để điều trị cho Anjali và Keshav nhưng việc này không đem lại kết quả. Hơn nữa, ông cũng không có đủ tiền để chi trả cho thuốc men.

“Tôi vô vọng rồi. Giờ chỉ chờ đợi một phép màu thôi”, ông Shatrunghan tâm sự.

An Mai (theo Daily Mail)

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.