Núi băng trôi lớn nhất thế giới vỡ đôi

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Núi băng trôi lớn bằng bang Delaware của Mỹ bị vỡ thành hai mảnh trên đường đâm vào hòn đảo chứa đầy chim cánh cụt và hải cẩu ở nam Đại Tây Dương.

Ảnh vệ tinh hé lộ một mảnh vỡ lớn tách ra từ A-68a. Ảnh: ESA.
Ảnh vệ tinh hé lộ một mảnh vỡ lớn tách ra từ A-68a. Ảnh: ESA.

Núi băng trôi khổng lồ A-68a tác khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực năm 2017. Sau đó, nó chậm rãi trôi dạt về phương bắc. Nhìn từ trên cao, A-68a trông như một hòn đảo di động với các đỉnh nhô cao 30 m so với mực nước biển. Hồi tháng 4/2020, giới nghiên cứu tính toán núi băng trôi có diện tích 5.100 km2. Gần đây, núi băng trôi tự do này đe dọa đâm vào đảo Nam Georgia, nơi trú ẩn tự nhiên ở giữa Thái Bình Dương của hàng triệu con chim cánh cụt, hải cẩu và nhiều loài động vật hoang dã khác. Các nhà khoa học chưa rõ tại sao A-68a bị vỡ, nhưng va chạm với đáy biển nông cách bờ biển Nam Georgia vài chục kilomet có thể gây ra vết nứt, theo thông báo hôm 18/12 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Vệ tinh Copernicus Sentinel-3 của ESA chụp hình A-68a trôi dạt về phía đảo Nam Georgia trong hàng loạt bức ảnh từ hôm 29/11 đến 17/12. Trong những ngày gần đây, núi băng trôi xoay theo chiều kim đồng hồ, một đầu của nó đâm vào vùng biển nông. Tại khu vực đó, đáy biển chỉ sâu 200 m, đủ gần để mặt dưới của núi băng trôi cọ vào. Trong quá trình đó, mảnh vỡ nhỏ hơn dự kiến mang tên A-68d nhiều khả năng nứt ra.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang theo dõi núi băng trôi sẽ di chuyển về đâu. Những khối băng vỡ trước đó đều trôi về phương bắc và đi qua Nam Georgia. Nhưng họ lo ngại A-68a có thể ở ngoài khơi quá lâu, chặn ngang vùng biển gần bờ, nơi chim cánh cụt sống trên đảo kiếm ăn. "Khoảng cách thực sự mà động vật phải di chuyển để tìm thức ăn như cá và nhuyễn thể đóng vai trò rất quan trọng", Geraint Tarling, nhà sinh thái ở Hiệp hội nghiên cứu Nam Cực Anh, cho biết. "Nếu phải đi quãng đường lớn, chúng sẽ không thể trở về kịp thời để con non khỏi chết đói".

Những ảnh chụp và quan sát trong tương lai sẽ hé lộ A-68a có trở thành mối đe dọa lớn với chim biển hay không. Sau khi A-68a vỡ ra, một núi băng trôi khác ở vùng biển Weddell của Nam Cực trở thành núi băng trôi lớn nhất với diện tích 4.000 km2, theo ESA. Tên của nó là A-23a.

Theo VnExpress
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.