Nương theo dấu chân Phật ghé thăm Nepal, Ấn Độ, Bhutan, Tây Tạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nepal, đất nước nổi tiếng với khu vườn Lumbini - nơi Đức Phật ra đời, có biên giới giáp Ấn Độ và Tây Tạng, gây choáng ngợp với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những cung đường trekking đẹp đến mê hồn.
Tiger’s Nest.
Tiger’s Nest.

Du lịch tâm linh, hay hành trình tìm về bản ngã của mỗi người, chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Phần lớn các thánh địa có vị trí hiểm trở, chỉ chào đón những người có quyết tâm cao độ muốn tìm hiểu về tầng nghĩa sâu hơn của đời sống. Phải chăng khi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, ta mới có cơ hội gặp gỡ phiên bản sâu sắc hơn của chính mình?

Nếu Thiên Chúa giáo có Jerusalem, hay Hồi giáo có Arab, thì Phật giáo lại có tới 4 thánh địa nằm ở Nepal, Ấn Độ, Bhutan, Tây Tạng.

Du lịch tâm linh là gì?

Trái với những loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh là khi bạn quyết định dành thời gian dài đi hành hương, hoặc chỉ thuần túy ghé thăm những địa điểm tôn giáo, hay gặp gỡ những bậc thầy đáng kính.

Thậm chí, có không ít người sùng đạo dành cả chuyến đi chỉ để nhiễu Tháp (đi vòng quanh bảo Tháp) đủ 108 lần từ sáng sớm đến tối mịt mỗi ngày. Đó là bởi con số 108 tượng trưng cho những phiền não của chúng sinh, và người ta tin rằng khi “vượt qua” đủ 108 vòng thì có thể tìm đến bến bờ giải thoát.

Nhiều Phật tử thường lựa chọn Nepal, Ấn Độ, Bhutan, Tây Tạng là những điểm hành hương lý tưởng.

Nepal - Miền đất linh thiêng

Đầu tiên hãy cùng ghé thăm Nepal, đất nước nổi tiếng với khu vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật ra đời. Nepal có biên giới giáp Ấn Độ và Tây Tạng, gây choáng ngợp với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những cung đường trekking đẹp đến mê hồn.

Bạn có biết rằng Nepal được thiên nhiên ưu ái ban tặng tới 8 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới? Thế nhưng, đây chưa phải là điều duy nhất khiến mọi người tò mò và tìm đến đến quốc gia này.

Nepal cũng là một trong những thánh địa linh thiêng nhất của Phật giáo. Tôn giáo này bén rễ ở Nepal qua những nhà truyền giáo Ấn Độ và Tây Tạng dưới thời kỳ cai trị của A Dục Vương - vị vua bảo vệ Phật Pháp.

Đến đây, bạn không thể không ghé thăm Đại Bảo Tháp Boudhanath (tạm dịch: Bậc thầy Giác Ngộ), một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 và là di sản được UNESCO công nhận.

Ngoài ra, cũng không nên bỏ lỡ Swayambhunath (Đền Khỉ) - được coi là biểu tượng hòa bình và giác ngộ tâm linh. Nơi đây chứa đựng nhiều huyền thoại kỳ bí cho ta cái nhìn thoáng qua về di sản tinh thần trù phú của Nepal - từ câu chuyện về Bồ tát Văn Thù đã xây dựng ngôi đền như thế nào, đến truyền thuyết những chú khỉ đã canh giữ nó ra sao.

Cuối cùng, hãy dành thời gian ghé qua Tu viện Namo Buddha - nơi Đức Phật xả thân cứu hổ đói, tập thiền tại tu viện Kopan, tìm hiểu về tôn giáo tại hang động Halesi-Maratika, nghe những bản anh hùng ca bi tráng tại quảng trường Patan Durbar,…

Nương theo dấu chân Phật ghé thăm Nepal, Ấn Độ, Bhutan, Tây Tạng ảnh 1

Cảnh sắc Dharamshala.

Ấn Độ - Cái nôi của Phật giáo

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, gây ấn tượng bởi cảnh sắc mê đắm lòng người, cùng các công trình kiến trúc vĩ đại của những người thợ tài ba.

Cũng tại nơi đây, Phật giáo phát triển cực thịnh ở vương quốc Magadha cổ đại (nay thuộc Bihar, Ấn Độ) dựa trên lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và được coi là cái nôi của Phật giáo thế giới. Bạn sẽ không thể khám phá hết chỉ trong một chuyến đi ngắn ngày, vì Ấn Độ có vô vàn các thánh tích trải dài khắp nơi trên đất nước.

Thế nên, chuyến đi “nhập môn” thích hợp sẽ là khám phá Tứ Động Tâm gồm Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật sinh ra đời, Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) - nơi Đức Phật thành đạo và toạ thiền suốt 49 ngày đêm, Sarnath (vườn Lộc Uyển) - nơi ngài giảng Pháp lần đầu tiên và Kushinagar (Câu Thi Na) - nơi Đức Phật nhập Niết bàn (qua đời) năm 80 tuổi.

Ngoài ra, đắm mình trong vẻ đẹp thiên nhiên và thanh bình, Dharamshala, hay còn được gọi là tiểu Tây Tạng của Ấn Độ, cũng là nơi hoàn hảo để hành hương và thiền định tại các tu viện linh thiêng. Tới đây rồi, nhớ ghé qua tu viện Namgyal trong khu Tsuglagkhang, nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 bây giờ.

Và nếu đủ may mắn, biết đâu bạn sẽ được mời vào dùng trà cùng Ngài? Cũng hãy đừng chân tại tu viện Gyuto - nổi tiếng với phương pháp tu thiền Mật Tông và triết học Phật giáo, tu viện Nechung - nơi Nhà Tiên Tri của đất nước ở và thư viện Tây Tạng, để có cái nhìn toàn cảnh hơn về Phật giáo nơi đây.

Bhutan - Đất nước Rồng Sấm

Tiếp nối chuyến hành trình là Bhutan, một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Bhutan có phần kiêu kỳ hơn những nước còn lại khi chỉ cấp visa nếu bạn xin qua công ty du lịch được cấp phép, không được đi một mình, chấp nhận chi tiêu tối thiểu 250 USD/ngày (gần 6 triệu đồng) cùng một vài quy định ngặt nghèo khác.

Vì vậy mà trên các nhóm du lịch, không ít người than rằng đi Bhutan tốn bằng một chuyến đi châu Âu. Nhưng cũng từng ấy người không ngần ngại nói rằng sẽ quay lại lần nữa.

Ngoài khung cảnh thiên nhiên nên thơ và hùng vĩ, du khách cũng ghé thăm Bhutan để vỗ về phần tâm linh bên trong. Người dân nơi đây có niềm tin sâu sắc vào Phật giáo, bởi thế Bhutan có nhiều tu viện linh thiêng nằm ở 3 điểm chính là thủ đô Thimphu, thị trấn Paro và cố đô Punakha. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến Tu viện Taktsang hay Tiger’s Nest - biểu tượng của Bhutan.

Tu viện được xây dựng vào năm 1692, xung quanh hang động nơi Đức Liên Hoa Sinh, người có công đưa Phật giáo Tây Tạng vào Bhutan thiền định lần đầu tiên.

Ấn tượng không kém là Tượng Phật Dordenma thuộc top lớn nhất thế giới, hay Pháo đài Punakha Dzong nguy nga, tráng lệ - nơi chứng kiến bao sự kiện quan trọng của hoàng gia, cũng là chốn gìn giữ những di tích Phật giáo tôn quý của đất nước này.

Bhutan giống như thị trấn nhỏ yên bình nơi người dân tự trồng trọt, giao thương với nhau. Nếu ở đây đủ lâu, chưa biết chừng bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh Vua và Hoàng hậu đạp xe trên những triền đồi, nở nụ cười hồn hậu với người dân của mình, hoàn toàn không có khoảng cách.

Tây Tạng - Nóc nhà của thế giới

Khép lại hành trình, hãy cùng ghé thăm địa điểm khó nhằn nhất - Tây Tạng huyền bí. Tây Tạng từ thế kỷ trước vẫn còn là một quốc gia độc lập, nay đã trở thành vùng tự trị của Trung Quốc.

Người dân Tây Tạng vẫn chưa được cấp hộ chiếu, điều kiện sống còn tồi tàn so với Bắc Kinh, Thượng Hải ngoài kia. Nhưng tin chắc rằng, đến với miền đất này, bạn sẽ cảm nhận được sự rung động đến từ tâm can.

Tây Tạng hiện lên đầy hoang sơ, thậm chí bạn có cảm giác như được đặt vào một bộ phim võ hiệp - nơi đất trời giao nhau và những chú ngựa chạy bon bon trên thảo nguyên cho ta định nghĩa sâu sắc nhất về hai chữ “tự do."

Như 3 quốc gia trên, điểm hấp dẫn của Tây Tạng cũng nằm ở phần tâm linh, nơi nổi tiếng với Phật giáo Mật Tông, mà đặc sắc nhất là công trình tôn giáo vĩ đại, cung điện Potala.

Giống như Taj Mahal, cung điện 1300 tuổi này được xây dựng vì tình yêu, và được Vua Tây Tạng Tùng Tán Cán Bố tặng cho vợ là Văn Thành Công Chúa.

Sau này, khi các nhà sư đến cai trị Tây Tạng, cung điện được mở rộng và chuyển thành nơi ở mùa đông cho các đời Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ấn tượng không kém là Chùa Jokhang, hay còn được gọi là “Ngôi nhà của Đức Phật” là trung tâm tâm linh của Tây Tạng và cũng là một trong những điểm đến linh thiêng nhất của những người hành hương.

Bạn cũng đừng bỏ qua “Tam đại tu viện” tại Tây Tạng gồm Drepung, Ganden và Sera nhé.

Ngoài ra, đừng quên thả lại ước nguyện của mình tại hồ thiêng Namtso và Yamdrok hay “vượt qua giới hạn của bản thân” khi leo ngọn núi linh thiêng Kailash.

Lời cuối cùng, phần lớn các địa điểm đều nằm cheo leo trên núi và bạn sẽ phải đi chuyển nhiều giờ trên các cung đường khúc khuỷu, xóc nảy, thế nên hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt trước khi bắt đầu hành trình “thức tỉnh tâm linh.”

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.