Nvidia đặt cược 25 tỷ USD vào sự bùng nổ của AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nvidia dự định mua lại 25 tỷ USD cổ phiếu trước kỳ vào sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2024.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ông Jensen Huang, Giám đốc điều hành của Nvidia, một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, bày tỏ hy vọng sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục được duy trì trong năm tới, qua đó công ty này sẽ thực hiện vụ một vụ đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực công nghệ nhằm bắt kịp làn sóng này.

Báo cáo kinh doanh công bố hôm 23/8 cho thấy doanh thu của Nvidia đã vượt qua dự báo của Phố Wall, đồng cho biết họ cho biết sẽ mua lại 25 tỷ USD cổ phiếu của mình, một động thái mà hầu hết các công ty sẽ thực hiện khi nhận thấy công ty đang bị định giá thấp. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Nvidia đã tăng hơn gấp 3 lần trong năm nay và đạt mức cao nhất mọi thời đại sau kết quả được công ngày hôm qua.

Nvidia cho biết họ có kế hoạch tăng cường sản xuất phần cứng trong năm 2024, xóa tan nghi ngờ mà một số nhà phân tích đã đưa ra rằng “cơn sốt” AI có thể sẽ chẳng còn kéo dài được bao lâu, và sẽ sớm kết thúc. Hiện Nvidia được biết đến là một công ty gần như nắm giữ độc quyền các hệ thống máy tính được sử dụng để phát triển các dịch vụ như ChatGPT, chatbot AI sáng tạo của OpenAI.

“Chúng tôi có tầm nhìn vượt trội về các kế hoạch trong năm nay và cả năm tới. Hiện chúng tôi đã lên kế hoạch phát triển các sản phẩm thế hệ tiếp theo với các đơn vị xây dựng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây hàng đầu thế giới”, ông Huang cho biết.

Ông Huang cho biết kế hoạch được “chắp cánh” bởi hai động lực chính: sự chuyển đổi từ các trung tâm dữ liệu truyền thống được xây dựng xung quanh bộ xử lý trung tâm, sang các trung tâm được xây dựng dựa trên con chip siêu mạnh của Nvidia, và nhu cầu sử dụng nội dung do hệ thống AI tạo ra ngày càng tăng xã hội, từ hợp đồng pháp lý đến các tài liệu tiếp thị.

“Hai động lực cơ bản này là nguyên nhân đằng sau mọi thứ mà chúng ta đang thấy, và hiện chúng ta đã đi được khoảng ¼ quãng đường để hiện thực hoá được chúng”, ông Huang nhấn mạnh. “Thật khó để nói chúng ta đoạn đường phía trước của chúng ta còn bao xa, nhưng sự thay đổi cơ bản này sẽ không kết thúc. Đây không phải là câu chuyện một sớm một chiều”.

Động thái mua lại cổ phiếu trong bối cảnh giá trị đang đạt đỉnh, biến khoản đầu tư này trở thành một ván cược lớn nhất mà bất cứ công ty công nghệ nào từng thực hiện cho ngành công nghiệp AI.

Microsoft cho biết họ sẽ tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua phần cứng của Nvidia, dù đã chi ra phần lớn trong số 10,7 tỷ USD trong quý tài chính thứ 4 cho các thương vụ tương tự. Tập đoàn này cũng đã đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI.

Meta Platforms, AWS công ty con của Amazon và một số công ty khác cũng đã đặt cược chung hàng chục tỷ USD vào các sản phẩm và phần cứng liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI.

Nhu cầu về chip đã mang lại cho Nvidia các khoản doanh thu khổng lồ. Theo báo cáo mới nhất, biên lợi nhuận gộp của công ty này đã tăng gần gấp đôi lên 71,2% trong quý thứ hai, trong khi con số này ở hầu hết các công ty sản xuất chip bán dẫn chỉ trong khoảng từ 50% đến 60%.

Theo ông Kinngai Chan, chuyên gia phân tích tài chính tại Summit Insights Group, lượng hàng tồn kho của Nvidia trị giá vào khoảng 4,32 tỷ USD, đây là một con số tương đối “sáng sủa”. “Chúng tôi nhận định doanh thu của Nvidia sẽ tiếp tục vượt qua con số 16 tỷ USD trong tháng 10, trong bối cảnh nhu cầu liên tục tăng cao so với nguồn cung ra thị trường”, ông Chan cho biết, đề cập đến triển vọng doanh thu quý 3 của công ty này.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng bày tỏ quan điểm rằng nhu cầu về các sản phẩm chip bán dẫn như vậy “không phải vô hạn”. Theo ông Dylan Patel, chuyên gia của SemiAnalysis, nhiều công ty công nghệ hiện đang chi mạnh tay cho các bộ xử lý đồ họa (GPU) của Nvidia trong năm nay, dù chưa xác định được làm cách nào để thực sự kiếm được lợi nhuận từ các sản phẩm được phát triển dựa trên những con chip đó.

“Họ đang phải chi ra các khoản đầu tư vượt mức vào GPU, bởi nếu không họ sẽ đứng trước nguy cơ bị mất cơ hội. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, các trường hợp thực sự cần sử dụng con chip này sẽ giảm đi, rất nhiều bên rồi sẽ ngừng đầu tư vào sản phẩm này, dù cho những đơn vị khác có thể sẽ tiếp tục tăng tốc đầu tư”.

Ông Huang từ chối bình luận về việc liệu sự bùng nổ AI có kéo dài trong năm tới hay không. Ông cho biết rủi ro lớn nhất mà Nvidia đang phải đối mặt là đảm bảo nguồn cung.

Nvidia cho biết sản phẩm chủ lực trong quý này là hệ thống HGX, bởi toàn bộ phần máy tính của hệ thống này được xây dựng dựa trên chip của công ty. Hệ thống này phức tạp hơn nhiều so với bản thân con chip, nếu như có bất kỳ bộ phận nào bị thiếu, lô hàng có thể sẽ bị trì hoãn và không thể vận chuyển kịp thời hạn.

“Chúng tôi vận hành khác nhịp nhàng dựa trên chuỗi cung ứng của mình. Đây là một chuỗi cung ứng phức tạp”, Ông Huang chia sẻ. “Mọi người nghĩ chỉ nghĩ đơn giản đó là một con chip GPU. Nhưng trên thực tế, đó là một hệ thống GPU rất phức tạp. Nó nặng hơn 31kg và bao gồm 35.000 linh kiện. Giá trị của hệ thống này hiện là 200.000 USD”.

Theo Reuters
TIN LIÊN QUAN
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?