Ông lão 24 năm nuôi chữ cho trẻ nghèo vùng cao

(Ngày Nay) - Người đàn ông mang tên Pả Hiếu đã sẵn sàng cưu mang những trẻ vùng cao biên giới Việt- Lào về ở chung cùng gia đình mình, dù ông sống bằng đồng tiền trợ cấp xã hội ít ỏi. Với Pả Hiếu, ông cảm thấy hạnh phúc khi không để cái sự học của những đứa trẻ vùng cao phải dở dang vì khoảng cách địa lý hiểm trở.
24 năm qua, Pả Hiếu đã giúp đỡ các cháu ở vùng biên giới Việt- Lào ăn học nên người
24 năm qua, Pả Hiếu đã giúp đỡ các cháu ở vùng biên giới Việt- Lào ăn học nên người

Ngược con đường mòn Hồ Chí Minh vào những ngày cuối tháng 5 ngập những cơn gió Lào, chúng tôi tìm đến với thôn Pa Hy (xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Hỏi nhà ông lão người dân tộc Vân Kiều tên Pả Hiếu thì ai ai cũng biết, bởi hơn 24 năm qua, ông đã tiếp sức cho rất nhiều thế hệ học sinh vững tâm đến trường khiến người dân rất yêu mến.

Năm nay đã 78 tuổi, Pả Hiếu tên thật là Hồ Xuân Neng. Dù sức khỏe đã không còn như xưa, nhưng cái tâm và tấm lòng của ông với chuyện giáo dục vùng cao vẫn còn đầy sự nhiệt huyết. “Đám trẻ ở đây thiệt thòi lắm. Việc đi lại quá khó khăn, từ nhà mà đến trường cả chục cây số cuốc bộ, đường sá nhiều đèo dốc lại xuống cấp khi mưa bão nên mấy đứa cứ bỏ học dần. Nhà tôi ở gần trường, thấy vậy tôi thương quá nên mới quyết định đón chúng về ở chung với gia đình để tiện cho việc học hành”, Pả Hiếu vui vẻ mở chuyện.

Ông lão 24 năm nuôi chữ cho trẻ nghèo vùng cao ảnh 1Ngôi trường Mầm non Tà Long được dựng lên khang trang nhờ một phần đóng góp của Pả Hiếu

Đầu năm 1993, sau khi bàn bạc với người vợ, Pả Hiếu liên hệ với nhà trường và phụ huynh để đón các cháu trong xã có nhà xa trường về ở cùng. Lúc đầu gia đình ông đón 4 đứa trẻ về nuôi và lo mọi việc ăn ở, không lấy của các cháu một cân thóc hay củ khoai nào. Những năm sau đó, dù thu nhập gia đình bằng trợ cấp xã hội, kinh tế đôi lúc khó khăn, nhưng năm nào gia đình cũng nhận nuôi từ 2 đến 5 cháu học cấp 1 và cấp 2. Vì thế, ngôi nhà nhỏ của hai vợ chồng Pả Hiếu không bao giờ vắng đi tiếng cười của trẻ nhỏ. “Các cháu ở nhà chúng tôi rất ngoan lại chịu khó chăm chỉ học hành. Gia đình ăn gì thì các cháu ăn đó thôi, chúng không hề đòi hỏi”, Pả Hiếu chia sẻ.

Cho đến nay, đã có hàng chục cháu nhỏ được gia đình Pả Hiếu cưu mang giúp đỡ nuôi ăn học và trở thành người tài giỏi cho quê hương, đất nước. Gia đình Pả Hiếu chưa hề phàn nàn và hối hận về những việc mình làm, thậm chí coi các cháu như là con của mình. Pả Hiếu tâm sự rằng, vào những ngày bị bệnh phải nằm viện, lo cho các cháu không có chỗ ăn ở, Pả Hiếu không quên sắp xếp cho các cháu xuống ở cùng với người con ruột ngay sát nhà.

Khi được hỏi nguyên nhân gắn bó với công việc này bao nhiêu năm nay, Pả Hiếu nói: “Hồi còn nhỏ tôi không được đến trường học hành đầy đủ. Rồi những năm kháng chiến, tôi đi bộ đội nên học lõm mới biết được chữ. Con cái tôi vì khó khăn nên cũng không được đi học, vì vậy mà bây giờ cứ quanh quẩn bên việc nương rẫy. Tôi không muốn các cháu trong xã phải như tôi và con mình, các cháu cần được học hành đến nơi đến chốn để có cuộc sống tốt hơn...”.

Không chỉ tạo điều kiện giúp đỡ cho đám trẻ vùng cao sát biên giới Việt- Lào của xã Tà Long được ăn ở để đến trường nuôi con chữ, lão già người Vân Kiều còn lặng lẽ đóng góp rất nhiều cho giáo dục tại địa phương miền núi này. Chính ông và gia đình đã nhường cả căn nhà mình đang ở để cho các cháu có nơi học tạm, trong lúc đó trường tiểu học Tà Long đang được xây dựng ngổn ngang. “Ngày đó nhà tôi thành lớp học, ngày hai lớp vào sáng và chiều. Ngoài việc nhường luôn cho các cháu có chỗ học, tôi và chồng mình còn dọn dẹp bàn ghế giúp các cháu và các thầy cô. Tuy rằng có vất vả nhưng mà lại giúp được cho các cháu phần nào thì chúng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi”, bà Hồ Thị Huệ - vợ của Pả Hiếu vui vẻ góp chuyện.

Cũng vì thương trẻ nhỏ, năm 2005 gia đình Pả Hiếu đã tình nguyện hiến gần 200 m2 đất ngay cạnh nhà mình để xây dựng trường mầm non cho các cháu có chỗ ăn học. Đến nay ngôi trường Mầm non Tà Long khang trang là nơi học tập và giảng dạy của 42 cháu và 3 cô giáo. “Ngày mới xây trường Mầm non Tà Long, các cháu không có nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước mà các cháu đang dùng từ trước đến nay cũng từ sự giúp đỡ của gia đình Pả Hiếu. Nhờ vậy mà công tác dạy và học mới được diễn ra thuận lợi”, cô Thái Thị Huế, Hiệu trưởng trường Mầm non Tà Long cho biết.

Nói về việc làm của Pả Hiếu, ông Hồ Văn Diên, Chủ tịch UBND xã Tà Long tấm tắc khen: “Pả Hiếu là một công dân gương mẫu của địa phương, là tấm gương sáng để lớp trẻ hiện nay noi theo. Chính việc làm của Pả Hiếu đã giúp cho nhiều cháu nghèo, khó khăn có thêm động lực để học tập ngày một càng tốt hơn”.

“Mình có gì thì mình giúp các cháu. Mong chúng học thật giỏi để là người có ích cho xã hội thôi...”, Pả Hiếu tâm tư.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.