Oxfam: Tài sản của 26 tỷ phú tương đương với 50% người nghèo nhất thế giới

(Ngày Nay) - Một báo cáo mới của tổ chức Oxfam đã tiết lộ rằng 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản tương đương với của 50% số người nghèo nhất Trái đất.

Oxfam: Tài sản của 26 tỷ phú tương đương với 50% người nghèo nhất thế giới

Phát hành trước thềm Diễn đàn kinh tế thế giới mùa đông hàng năm ở Davos, Thụy Sĩ - một cuộc họp mặt hàng năm của một số người giàu nhất và có ảnh hưởng nhất hành tinh - báo cáo của Oxfam (Ủy ban cứu trợ nạn đói), cho thấy khoảng cách khủng khiếp giữa những người giàu nhất và nghèo nhất thế giới.

Được thành lập vào năm 1942, đúng như tên gọi của mình là chống lại nạn đói toàn cầu, Oxfam hiện đã đưa ra ý tưởng đánh thuế 1% đối với những người giàu nhất thế giới như một phương tiện cung cấp dịch vụ giáo dục cho mọi trẻ em trên thế giới không có cơ hội được đi học.

Báo cáo mới đã chỉ ra các dữ liệu gây sốc về khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, cùng với thống kê rằng cứ 2 ngày sẽ lại có 1 tỷ phú mới xuất hiện trong giai đoạn 2017-2018.

Tổ chức phi chính phủ này lưu ý rằng khả năng mang lại sự trợ giúp rất cần thiết cho 3,8 tỷ người nghèo nhất thế giới đang ngày càng bị cản trở bởi sự bất bình đẳng về sở hữu, theo tờ The Guardian.

Mức thuế 1% đối với những người giàu nhất thế giới - theo Oxfam - ước tính trị giá khoảng 418 tỷ USD hàng năm, đủ để cung cấp nền giáo dục và y tế sẽ giúp cho mọi trẻ em trên thế giới được đến trường và ngăn chặn 3 triệu ca tử vong hàng năm.

Báo cáo lưu ý rằng giá trị tài sản ròng hiện tại của nhân loại ước tính vào khoảng 2.200 tỷ USD, tăng khoảng 12%, tương đương với 2,5 tỷ USD/ngày - một con số đáng kinh ngạc so với 900 tỷ USD trong năm 2018 - trong khi tài sản của một nửa số người nghèo nhất lại giảm 11%.

Oxfam cũng đưa ra thống kê rằng số người sở hữu một nửa tài sản của Trái đất đã giảm từ 43 vào năm 2017 xuống chỉ còn 26 người vào năm 2018.

Nghiên cứu của tổ chức này cũng nhận thấy rằng, trong một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng tỷ phú đã tăng gần gấp đôi.

Người giàu nhất thế giới hiện tại, chủ sở hữu hãng bán lẻ Amazon - tỷ phú Jeff Bezos, đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng lên vào năm 2018 lên tới 112 tỷ USD, 1% trong số đó bằng với toàn bộ ngân sách y tế hàng năm của một quốc gia như Ethiopia, với dân số khoảng 105 triệu người.

Các quốc gia thuộc thế giới thứ nhất không tránh khỏi tình trạng bất ổn tiền tệ toàn cầu, vì 10% người nghèo nhất ở Anh phải trả mức thuế cao hơn (49%) so với 10% số người giàu nhất (34%), sau khi tính đến thuế tiêu dùng hàng ngày bao gồm VAT.

"Cách thức các nền kinh tế của chúng ta được tổ chức đang là sự thịnh vượng ngày càng tập trung một cách không công bằng vào một nhóm người có đặc quyền, trong khi hàng triệu người hầu như không có gì", theo Giám đốc Chiến dịch và Chính sách của Oxfam Matthew Spencer, được trích dẫn bởi The Guardian.

"Phụ nữ đang chết vì thiếu sự chăm sóc thai sản và trẻ em đang bị chặn khỏi con đường thoát nghèo - đó là giáo dục", ông Spencer nói.

"Không có ai đáng phải chết trẻ hoặc sống một cuộc sống mù chữ đơn giản chỉ vì họ sinh ra trong nghèo khó. Không cần phải theo cách này - có đủ sự giàu có trên thế giới để cung cấp cho mọi người một cơ hội công bằng trong cuộc sống", ông Spencer cho biết.

Nghiên cứu mới của Oxfam lưu ý rằng nhiều chính quyền đang làm cho sự bất bình đẳng trở nên tồi tệ hơn khi không đầu tư vào các dịch vụ công cộng bao gồm y tế và giáo dục, cũng như các mạng lưới cơ sở hạ tầng như nước sạch và giao thông công cộng miễn phí trong các trung tâm đô thị.

Báo cáo cũng ước tính 10.000 người mỗi ngày chết vì điều kiện y tế không đảm bảo, cũng như ít nhất 262 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được đến trường.

"Các chính phủ nên hành động để đảm bảo rằng các khoản thuế thu được từ người giàu và các doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ công cộng chất lượng tốt và miễn phí có thể cứu giúp và thay đổi cuộc sống của mọi người", đại diện của Oxfam lưu ý.

Bằng cách chống lại các hiện tượng trốn thuế của các tập đoàn và các tỷ phú giàu nhất thế giới, Oxfam đã cung cấp những giải pháp tài chính cho các chính phủ dưới hình thức tài trợ ''các dịch vụ công phổ quát, chất lượng cao'' như một phương thức cải thiện chất lượng cuộc sống cho hàng tỷ người trên toàn cầu.

Theo Sputnik
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.