WEF 2019: Khoảng cách giàu nghèo tăng, tăng nguy cơ bất ổn thế giới

Diễn đàn Kinh tế thế giới (Diễn đàn Davos 2019) diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay còn gọi là Diễn đàn Davos 2019, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ. (Ảnh: CNBC).
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay còn gọi là Diễn đàn Davos 2019, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ. (Ảnh: CNBC).

Tổ chức quốc tế Oxfam hôm nay ra báo cáo cho biết, khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng, làm thổi bùng lên ngọn lửa giận giữ toàn cầu. Thế giới cần có giải pháp để giải quyết tình trạng đang nhen nhóm những nguy cơ bất ổn toàn cầu mới.

Đây cũng là một trong những nội dung được quan tâm tại Hội nghị thường niên 2019 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hay còn gọi là Diễn đàn Davos 2019, diễn ra từ ngày 22 đến 25/1 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ, nhấn mạnh yếu tố con người trong làn sóng toàn cầu hóa.

Báo cáo của Oxfam cho biết, tài sản của các tỉ phú tăng 12% năm ngoái, trong khi 3,8 tỉ người nghèo nhất thế giới lại phải đối mặt với số tài sản giảm đi 11%. Chính phủ đang ngày càng thiếu quĩ chi cho các dịch vụ công và thất bại trong việc quản lí trốn thuế.

Theo Oxfam, mức thuế đánh vào người giàu và các tập đoàn giảm trong những thập kỷ gần đây. Và khi các chính phủ không đánh thuế người giàu, họ chuyển gánh nặng thuế cho người nghèo thông qua các loại thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng. Những điều này làm gia tăng sự giận giữ của người dân các nước, tạo ra các bất ổn mới.

Giám đốc điều hành của Oxfam Winnie Byanymia cho biết sẽ đưa ra các kiến nghị tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra trong tuần này tại Thụy Sĩ: “Chúng ta đang đạt được các bước tiến trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên điều này là chưa đủ. Tại Diễn đàn ở Davos lần này, chúng tôi sẽ kêu gọi các chính phủ hãy đưa ra các biện pháp, gánh vác trách nhiệm và thực hiện thu thuế một cách công bằng, đánh thuế những người giàu và giành số tiền đó cho các dịch vụ công cần thiết cho con người”.

Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 diễn ra từ ngày 22-25/01 trong bối cảnh chuyển động của thế giới kèm theo một loạt sự thay đổi cả về chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra cùng lúc, được cho là sẽ định hình lại toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa mang lại tăng trưởng và phát triển ở cấp độ quốc tế, nhưng nó cũng đã tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn.

Với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình kiến trúc toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Chủ tịch WEF ông Klaus Schwab nhấn mạnh, Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 cần tập trung xác định một chương trình nghị sự toàn cầu, nhằm hoàn thiện hơn toàn cầu hóa, đồng thời hướng đến những đối tượng bị gạt ra ngoài lề, những người bị thiệt thòi, tổn thương trong quá trình toàn cầu hóa này.

"Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới là hội nghị thượng đỉnh toàn diện nhất trên thế giới. Chúng tôi sẽ chào đón 3 nghìn 200 người tham gia, một nửa trong số đó là doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng một nửa là đại diện cho các bên liên quan khác của xã hội toàn cầu. Toàn cầu hóa là một thực tế, và sẽ tăng lên. Vì vậy, chương trình nghị sự toàn cầu trở nên phức tạp hơn. Và những gì chúng ta muốn tại Davos không chỉ là xem xét từng chủ đề riêng lẻ, mà là xem xét sự phụ thuộc và tác động tương hỗ lẫn nhau”, ông Klaus Schwab cho hay.

Hội nghị WEF 2019 quy tụ hơn 3.000 đại biểu từ nhiều lĩnh vực cùng hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ và đại diện các tổ chức quốc tế. Hội nghị Davos 2019 sẽ đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, và việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới là vấn đề then chốt.

Một quá trình toàn cầu hóa bền vững và toàn diện cho tất cả mọi người được xem là môi trường lý tưởng để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng chú trọng đến môi trường, tạo ra cơ hội và hy vọng cho mỗi cá nhân. Đó cũng là tiêu chí để triển khai các mục tiêu phát triển bền vững 2030 một cách công bằng, để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).