Paris triển lãm lớn mừng 150 năm trường phái ấn tượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ một triển lãm nhỏ của một nhóm rời rạc các nghệ sĩ, ngày nay, trường phái ấn tượng đã lan rộng ra khắp thế giới cũng như các loạt hình nghệ thuật, là niềm tự hào lớn của nước Pháp.
Paris triển lãm lớn mừng 150 năm trường phái ấn tượng

Sự ra đời của trường phái ấn tượng

Sự ra đời này đến vào năm 1874 tại Paris, thuộc những năm đầu của Đệ tam Cộng hòa. Nam tước Haussmann khi đó đã cho tu sửa lại thành phố, mở ra những đại lộ lớn và Nhà hát Opera quốc gia đã gần hoàn thành. Thủ đô của nước Pháp đang vươn dậy sau thất bại trong chiến tranh Pháp - Phổ, sự sụp đổ của Đệ nhị Đế chế và cuộc nổi dậy của Công xã Paris.

Trong bối cảnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa và phát triển thương mại, một nhóm nghệ sĩ Pháp hầu như chưa có danh tiếng và đang gặp khó khăn quyết định đã đến lúc phải làm điều đó thật ấn tượng.

Vào ngày 15/4/1874, họ tụ tập tại phòng chụp của một nhiếp ảnh gia ở phía Bắc sông Seine. Cùng nhau, họ mở triển lãm độc lập gồmcác tác phẩm từng bị giám khảo của triển lãm tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp từ chối. (Đây là triển lãm lớn bậc nhất phương Tây, được tổ chức thường niên tại Bảo tàng Louvre, với gu nghệ thuật truyền thống và có phần ngột ngạt).

Có khoảng 30 thành viên trong "hiệp hội" các họa sĩ, điêu khắc và nhà in ấn này, bao gồm Claude Monet, Pierre-Auguste Renoir, Edgar Degas, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Alfred Sisley và Paul Cézanne. Họ không có nhiều quan hệ cá nhân, cũng ít có phong cách hay tầm nhìn nghệ thuật chung ngoài khát khao phản ánh thể hiện thế giới trong hiện tại chứ không phải trong quá khứ.

Cuộc triển lãm của họ không thành công về mặt phê bình hay thương mại và không được tổ chức nữa, khi hiệp hội đã giải thể ngay năm sau. Nhưng sau đó, nó sẽ được ghi nhận là thời điểm mà trường phái ấn tượng ra đời.

Giờ đây, sau 150 năm, Bảo tàng Musée d'Orsay ở Paris, nơi có bộ sưu tập lớn nhất thế giới về trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng, sẽ mở một triển lãm lớn để tôn vinh trường phái ấn tượng và rọi ánh sáng mới về sự kiện năm 1874.

"Triển lãm năm 1874 thật sự là khoảnh khắc mà trường phái ấn tượng xuất hiện" - theo bà Sylvie Patry, đồng giám tuyển triển lãm - "Nó bắt đầu từ đó, dù vốn không được biết tới với cái tên đó và thậm chí không từ một nhóm có chủ trương cụ thể như vậy. Nó giống nhưcuộc gặp gỡ, sự trùng hợp ngẫu nhiên của các nghệ sĩ trong một mạng lưới rộng lớn, đa dạng, thực dụng và hỗn loạn".

Bà nói thêm: "Các nghệ sĩ trả tiền để tham gia triển lãm và có chung mong muốn tạo ra một loại hình nghệ thuật khác, dựa trên ý tưởng khắc họa cuộc sống hiện đại như vốn có, với sự tự do, sự thật và chủ nghĩa hiện thực- dù họ chưa từng cùng thực hiện bất dự án nghệ thuật chung nào. Đó là một thế lực mới trong nghệ thuật nhưng "trường phái ấn tượng" không phải từ mà các nghệ sĩ từng sử dụng".

Thuật ngữ "trường phái ấn tượng" ban đầu vốn mang ý xúc phạm. Sau khi tới triển lãm, nhà báo gốc Paris Louis Leroy đã dùng từ này với nghĩa "chưa hoàn thành" để đánh giá một cách mỉa mai bức Impression, Soleil Levant (Ấn tượng mặt trời mọc) của Monet, trong đó vẽ lại cảnh mặt trời mọc trên cảng Le Havre và sau này được ca ngợi tác phẩm sáng lập, mang tính biểu tượng của một phong trào mới đầy thú vị.

Paris năm 1874 vẫn đang chịu dư chấn từ việc Hoàng đế Pháp Napoleon III bị quân Phổ bắt và các xung đột dân sự khác. "Nước Pháp thời đó muốn quên đi thất bại và nội chiến. Thực tế những chủ đề này cũng không xuất hiện trong các tác phẩm của các nghệ sĩ theo trường phái ấn tượng" -bà Patry nói.

Thay vào đó, Monet, Degas và Pissarro đã muốn rời xưởng và ra ngoài vẽ, ghi lại phong cảnh thiên nhiên và cảnh quan công nghiệp đang phát triển của Paris.

Bà Anne Robbins, giám tuyển tại Musée d'Orsay nhận định: "Thật thú vị, chúng tôi nhận ra đây không chỉ là vấn đề nghệ thuật mà còn là tầm nhìn về thế giới và vị trí của người nghệ sĩ trong đó. Họ muốn thể hiện một thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc. Những lời chỉ trích của họ hướng về các phòng tranh và tiêu chuẩn nghệ thuật đang lỗi thời khi chỉ đại diện cho quá khứ. Họ muốn nhìn vào cuộc sống thực, như nhà ga và khu công nghiệp, chứ không chỉ là những chủ đề nghệ thuật kiều diễm vốn được coi là đủ trang trọng để thể hiện".

"Ngày nay, trường phái ấn tượng tượng trưng cho nghệ thuật sống của người Pháp trên toàn thế giới" -Rima Abdul Malak, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp.

Nghệ thuật sống

Bên cạnh 130 tác phẩm theo trường phái ấn tượng, bao gồm Impression, Soleil Levant, từ các bộ sưu tập tư nhân và công cộng, triển lãm cũng trưng bày các tác phẩm từng xuất hiện trong triển lãm năm 1874, được miêu tả là "cuộc đối đầu chưa từng có giữa những nghệ sĩ độc lập và các học giả từ Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp".

"Vượt lên trên hết là triển lãm tại Paris năm 1874. Là sự kiện khai sinh ra trường phái ấn tượng, mời khách tham quan tìm hiểu xem điều gì đã cấu thành một tác phẩm ấn tượng vào năm 1874? Điều gì khiến nó trở nên khác biệt và mới mẻ? Ban đầu nó bị coi là khó hiểu và lố bịch, nhưng hội họa theo trường phái ấn tượng giờ đây đã được hoan nghênh trên toàn cầu, thâm nhập vào toàn bộ vũ trụ thị giác của chúng ta" - theo tờ giới thiệu của chương trình- "Một thế kỷ rưỡi sau khi nó ra đời, đã đến lúc nhìn lại trường phái ấn tượng khi nó xuất hiện vào mùa Xuân năm 1874 và chiêm nghiệm bản chất cấp tiến của nó".

Các giám tuyển cũng hy vọng triển lãm sẽ mang lại ánh sáng mới cho trường phái ấn tượng bằng một trải nghiệm chưa từng có tại bảo tàng. Theo đó, khách tham quan sẽ được quay ngược thời gian trong chuyến trải nghiệm thực tế ảo dài 45 phút. Họ sẽ tản bộ xuống các đại lộ nhộn nhịp xưa và tham gia triển lãm năm 1987, từng được tổ chức ở số 35 đại lộ Capucines. Các giám tuyển tin điều này"sẽ gây bất ngờ cho công chúng và thậm chí là các chuyên gia".

Ngoài ra, khách tham quan còn được giải trí bằng "buổi tối với những người theo trường phái ấn tượng" khi được nghe các nghệ sĩ trò chuyện về các tác phẩm. "Nó nhằm mục đích vui đùa chứ không phải một nghiên cứu chuyên sâu gì" - theo bà Robbins - "Nó đưa khán giả trở lại nơi sáng tạo, vớimột Paris đã được Haussmann tái cấu trúc thành Paris hiện đại mới qua các khu phố sang trọng quanh các đại lộ lớn".

Triển lãm tại Musée d'Orsay, có tên Paris 1874: Khai sinh trường phái ấn tượng,sẽ mở cửa đón khách từ 26/3 tới 14/7 tới đây. Không những thế, Musée d'Orsay đang cho 34 phòng trưng bày ở Pháp mượn 178 bức tranh từ bộ sưu tập của mình, bao gồm tranh của Monet, Édouard Manet, Vincent van Gogh, Cézanne và Renoir, để hỗ trợ các triển lãm riêng biệt như một phần của hoạt động Tour de France.

"Ngay khi trở thành người đứng đầu Musée d'Orsay, tôi đã muốn lễ kỷ niệm của triển lãm ấn tượng này được tổ chức vượt ra ngoài các bức tường Paris" - theo Chủ tịch Musée d'Orsay, ông Christophe Leribault -"Nhân dịp này, một số kiệt tác vĩ đại nhất của phong trào ấn tượng sẽ rời khỏi bảo tàng để tới 6 góc xa nhất của nước Pháp".

Mỹ cấm TikTok
Mỹ cấm TikTok
(Ngày Nay) - Tòa án Tối cao Mỹ ngày 17/1 đã thông qua đạo luật liên bang về cấm TikTok bắt đầu từ ngày 19/1 tới, trừ khi ứng dụng này được công ty mẹ ByteDance (có trụ sở tại Trung Quốc) bán lại.
Trung - Mỹ nhất trí thiết lập kênh liên lạc chiến lược
Trung - Mỹ nhất trí thiết lập kênh liên lạc chiến lược
(Ngày Nay) - Ngày 17/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, trong đó hai bên nhất trí thiết lập các kênh liên lạc chiến lược và duy trì liên lạc về các vấn đề cùng quan tâm.
Châu Âu siết chặt điều tra mạng xã hội X
Châu Âu siết chặt điều tra mạng xã hội X
(Ngày Nay) - Ngày 17/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các biện pháp điều tra bổ sung nhằm đánh giá sự tuân thủ của nền tảng mạng xã hội X với các quy định trong Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của Liên minh châu Âu (EU).
Bộ Y tế yêu cầu phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh tư liệu - minh họa: Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Không được từ chối, xử trí chậm trễ ca bệnh cấp cứu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Ngày Nay) - Trong văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh dịp này phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. 
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 16/1. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Kiều bào cùng hướng về một Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới", do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức; diễn ra từ ngày 18-20/1/2025 (tức ngày 19-21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Hà Nội với nhiều sự kiện phong phú và ý nghĩa.