Pfizer và Moderna thử nghiệm vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hai hãng dược phẩm hàng đầu thế giới đang thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên và dự đoán kết quả sẽ có trong hè này.
Pfizer và Moderna thử nghiệm vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ

Pfizer và Moderna đã cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine của họ và hy vọng sẽ có kết quả vào mùa hè. Tùy thuộc vào cách hoạt động của vaccine ở nhóm tuổi này, các công ty sẽ tiến hành thử nghiệm ở nhóm trẻ nhỏ tuổi hơn.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sau đó sẽ mất vài tuần để xem xét dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng và cấp phép cho vaccine.

Ba công ty khác, bao gồm Johnson & Johnson, Novavax và AstraZeneca - cũng có kế hoạch thử nghiệm vaccine ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu luôn thử nghiệm thuốc hoặc vaccine người lớn trước tiên, sau đó họ di chuyển xuống độ tuổi nhỏ hơn để theo dõi bất kỳ thay đổi nào về liều lượng hiệu quả và các tác dụng phụ không mong muốn.

Pfizer và Moderna thử nghiệm vaccine COVID-19 cho trẻ nhỏ ảnh 1

Một bé trai 12 tuổi tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer tại Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati (Mỹ).

Bác sĩ Emily Erbelding, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ, người giám sát việc thử nghiệm vaccine COVID-19 cho những người đặc biệt, cho biết: “Sẽ là khá bất thường nếu bắt đầu chuyển sang trẻ em ở giai đoạn đầu".

Một số vaccine, ví dụ như những loại bảo vệ chống lại vi khuẩn phế cầu hoặc viêm màng não mô cầum đã được thử nghiệm ở trẻ em trước tiên vì chúng ngăn ngừa các bệnh ở nhóm này.

Nhưng vaccine COVID-19 được thử nghiệm ở người trưởng thành bởi căn bệnh này thường gây nguy cơ tử vong tăng mạnh theo độ tuổi, theo giáo sư Paul Offit tại Đại học Pennsylvania.

Tuy nhiên, bác sĩ Kristin Oliver - chuyên gia vaccine tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, cho biết: “Đây là một căn bệnh đáng kể ở trẻ em, không nhất thiết phải so sánh với người lớn".

Các nhà khoa học đã ước tính rằng 70 đến 90% dân số có thể cần được chủng ngừa để đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng.

"Không phải tất cả người lớn đều có thể được tiêm vaccine vì còn nhiều hạn chế. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải bao gồm cả trẻ em nếumuốn có được khả năng miễn dịch cộng đồng", bác sĩ Emily Erbelding chỉ ra. "Việc tiêm chủng cho trẻ em ở các nhóm chủng tộc và dân tộc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch cũng rất quan trọng".

Mỗi thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna ở người lớn đều thu hút khoảng 50.000 người tham gia. Chúng phải lớn đến mức đó để cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa những người được tiêm vaccine và những người được tiêm giả dược. Nhưng bởi vì hiếm khi trẻ em bị bệnh nặng do COVID-19, thử nghiệm vaccine cho lứa tuổi nhỏ hơn sẽ rất khó khăn do mẫu thử không lớn.

Thay vào đó, các công ty sẽ xem xét những trẻ em được tiêm chủng để tìm các dấu hiệu của phản ứng miễn dịch mạnh mẽ có thể bảo vệ chúng khỏi COVID-19.

Vaccine Pfizer-BioNTech đã được cấp phép vào tháng 12 cho bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên. Công ty đã tiếp tục thử nghiệm với các tình nguyện viên trẻ hơn và hiện có 2.259 thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi đăng ký. Theo CDC Mỹ, thanh thiếu niên có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 cao gấp đôi so với trẻ nhỏ.

Bà Keanna Ghazvini, phát ngôn viên của Pfizer, cho biết kết quả từ thử nghiệm đó sẽ có vào mùa hè.

“Thử nghiệm cho trẻ dưới 12 tuổi sẽ cần một nghiên cứu mới và có khả năng là một công thức hoặc lịch tiêm được sửa đổi. Những thử nghiệm này rất có thể sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, nhưng kế hoạch sẽ được đưa ra cuối cùng sau khi công ty có dữ liệu từ những đứa trẻ lớn hơn", bà Ghazvininói thêm.

Hãng dược Moderna cũng đang trên một lộ trình thử nghiệm trẻ em tương tự. Vào tháng 12, công ty bắt đầu thử nghiệm thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi và có kế hoạch tuyển 3.000 tình nguyện viên trong độ tuổi này. Colleen Hussey, phát ngôn viên của Moderna, cho biết công ty dự kiến ​​sẽ có kết quả “vào khoảng giữa năm 2021”.

Dựa trên kết quả, Moderna dự định sẽ đánh giá vaccine vào cuối năm nay ở trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi.

Theo NY Times
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.