Người cao tuổi Trung Quốc chờ đợi được tiêm vaccine COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngay cả khi Trung Quốc đã cấp phép cho hai loại vaccine được lưu hành, chỉ những người dưới 60 mới đủ điều kiện đăng ký tiêm chủng.
Người cao tuổi Trung Quốc chờ đợi được tiêm vaccine COVID-19

Với 24 triệu mũi tiêm được thực hiện tính đến tháng 1, Trung Quốc đang ở giữa đợt tiêm chủng lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Nhưng các hướng dẫn về hai loại vaccine được cấp phép nêu rõ rằng chỉ những người từ 18 đến 59 tuổi mới có thể đăng ký để được tiêm chủng, có nghĩa là những người trên 60 tuổi, vốn có nguy cơ mắc tử vong nhất nếu mắc bệnh, lại bị bỏ lửng.

Bà Zhang Yiping, sống ở thành phố Côn Minh (Vân Nam), cho biết: “Nếu được tiêm vaccine, tôi sẽ đăng ký ngay lập tức. Nhưng tôi không biết khi nào đến lượt mình".

Người phụ nữ 67 tuổi đã tận hưởng cuộc sống của một người về hưu ở Trung Quốc, đi du lịch khắp thế giới, bao gồm cả những chuyến đi thường xuyên đến Áo, nơi cô con gái duy nhất của bà và hai đứa cháu đang sống.

Nhưng đại dịch đã khiến mọi tiện nghi trước đây đảo lộn. “Nếu không có vaccine, tôi không có khả năng miễn dịch chống và có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Tôi bị mắc kẹt", bà Zhang nói.

Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người cao tuổi trên thế giới tử vong. Dữ liệu về bệnh nhân cho thấy càng lớn tuổi, họ càng có nhiều khả năng phát bệnh nặng và tử vong vì các biến chứng.

Điều này lại một lần nữa được chứng minh trong đợt bùng phát mới nhất ở miền bắc Trung Quốc, bắt đầu vào giữa tháng 12. Sự bùng phát bắt đầu xảy ra ở những người chủ yếu trên 60 tuổi. Hai bệnh nhân chết vì COVID-19 trong khoảng thời gian này đã 68 và 87 tuổi.

Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn ưu tiên tiêm vaccine cho những người làm nghề có nguy cơ tiếp xúc với virus cao hơn, chẳng hạn như nhân viên y tế và quan chức hải quan. Các chuyên gia cho rằng quyết định này có ý nghĩa, vì Trung Quốc không còn khả năng bùng phát dịch bệnh diện rộng, không giống như nhiều quốc gia phương Tây bắt đầu tiêm chủng người cao tuổi trong bối cảnh số lượng lây nhiễm hàng ngày luôn ở mức cao.

Một lý do khác là cả hai loại vaccine của Trung Quốc chưa được chứng minh là có hiệu quả ở những người trên 59 tuổi.

Vaccine COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc, được phát triển bởi công ty nhà nước Sinopharm. Do đã kiểm soát tốt dịch bệnh, công ty này đã thử nghiệm sản phẩm của mình ở các quốc gia khác bao gồm UAE và Maroc. Tuy nhiên, chỉ những người trong độ tuổi từ 18 đến 59 mới được tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Sinopharm cho biết vaccine của họ có hiệu quả khoảng 79%.

Tuy nhiên, với việc thế giới đang phải đối mặt với một loại virus có độc lực cao, các chuyên gia khác cho rằng chỉ nên xem xét các đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thiết kế các thử nghiệm vaccine lâm sàng.

“Toàn bộ mục đích của vaccine là cung cấp nó cho những người có nguy cơ nhiễm trùng và tử vong cao nhất. Nếu không bao gồm các nhóm như vậy thì có nghĩa là vaccine sẽ cung cấp khả năng bảo vệ thấp hơn cho toàn bộ dân số", theo ông Wang Jun, nhà dược lý học tại Đại học Arizona.

Hôm thứ Bảy, Trung Quốc đã phê duyệt vaccine COVID-19 thứ hai của nước này để sử dụng cho công chúng, có tên là CoronaVac do công ty Sinovac phát triển. CoronaVac đã được chứng minh là có hiệu quả khoảng 50% trong một thử nghiệm quy mô lớn ở Brazil với khoảng 12.000 người tham gia. Trong số đó, chỉ 600 người trên 59 tuổi, với độ tuổi trung bình là 65,3.

Trong một báo cáo đánh giá về CoronaVac, các cơ quan y tế Brazil cho biết “không thể xác định được hiệu quả của vaccine ở những người từ 60 tuổi trở lên".

Để so sánh, 42% số người tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine Pfizer-BioNTech nằm trong độ tuổi từ 55 đến 91. Khoảng 1/4 số người tham gia các thử nghiệm của vaccine do Moderna sản xuất, ở độ tuổi 65 trở lên.

Mặc dù không có đủ dữ liệu, các cơ quan y tế Indonesia đã thông báo hôm Chủ nhật rằng nước này sẽ bắt đầu sử dụng CoronaVac cho những người trên 59 tuổi, giải thích rằng quyết định của họ dựa trên thử nghiệm ở Brazil, cũng như một thử nghiệm nhỏ hơn ở Trung Quốc. Thử nghiệm tại Trung Quốc có khoảng 420 người tham gia, và kết quả cho thấy vaccine an toàn cho người cao tuổi.

Chính phủ Trung Quốc chưa cho biết khi nào sẽ tiêm phòng cho người cao tuổi. Trong một cuộc họp báo vào tháng trước, ông Wang Bin, một quan chức tại Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết vaccine đang được triển khai một cách có trật tự.

Ông Wang Jun từ Đại học Arizona, cảnh báo rằng nếu Trung Quốc không bắt đầu tiêm cho người cao tuổi, thì tình huống có thể nảy sinh khi các quốc gia khác sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm đi lại nhưng Trung Quốc vẫn có một nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất không được bảo vệ.

“Chúng ta không biết liệu vaccine có thể ngăn chặn sự lây truyền của virus hay không, vì vậy việc mở cửa biên giới sẽ khiến người cao tuổi gặp nguy hiểm. Nhưng nếu bạn đóng cửa biên giới, nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế", ông Wang chỉ ra.

Quay lại với Zhang Yiping, bà cho biết một khi được tiêm vaccine và việc đi nước ngoài quay trở lại như cũ, bà có kế hoạch đến Nam Cực, một chuyến đi trong mơ đã phải hủy bỏ vào năm ngoái do đại dịch.

“Tôi còn 13 năm nữa cho đến khi tôi 80 tuổi. Thời gian sẽ trôi qua trong nháy mắt,” cô nói. “Tôi chỉ muốn thực hiện ước mơ của mình và đi đến tất cả những nơi tôi muốn trước khi tôi không thể làm được nữa".

Theo Sixth Tone
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.