Một ngọn núi lớn hơn đỉnh Everest có khả năng nằm sâu bên dưới bề mặt Trái đất, một nghiên cứu được công bố gần đây đã tiết lộ.
Các nhà nghiên cứu từ Viện trắc địa và địa vật lý ở Trung Quốc và tại Đại học Princeton ở bang New Jersey của Mỹ đã sử dụng dữ liệu sóng địa chấn từ trận động đất lớn năm 1994 ở Bolivia để kiểm tra một lớp đá nằm cách bề mặt Trái đất khoảng 660 km,theo Science Daily.
Một trận động đất với cường độ mạnh là yếu tố cần thiết cho loại nghiên cứu này và thảm họa năm 1994 tại Bolivia cũng là trận động đất mạnh thứ hai trong lịch sử được ghi nhận.
"Cần phải có một trận động đất đủ lớn, sâu để khiến cả hành tinh rung chuyển", cô Jessica Irving - trợ lý giáo sư địa chất cho biết. Theo cô Irving, trận động đất phải "thay vì xua tan năng lượng của chúng trong lớp vỏ, có thể khiến toàn bộ lớp vỏ bao phủ hoạt động".
Lớp đá không có tên chính thức và thường được gọi là ranh giới 660 km. Để kiểm tra ranh giới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng âm vang của sóng để dội lại và uốn cong quanh các ranh giới.
Giống như mọi người có thể nhìn thấy các vật thể vì chúng phản xạ lại ánh sáng, sóng địa chấn được phản xạ từ sự không nhất quán dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu cho biết các nhịp đồng nhất của đá là trong suốt đối với các loại sóng như vậy - tương tự như cách thủy tinh trong suốt đối với mắt chúng ta, theo các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu đã chạy dữ liệu năm 1994 thông qua cụm siêu máy tính Tiger của Đại học Princeton để mô phỏng hành vi phức tạp của sóng tán xạ và bị sốc khi mô hình tiết lộ địa hình ngầm gồ ghề như thế nào.
Mặc dù phương pháp này không cho phép đo chính xác, tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng các khối dị thường dưới lòng đất có kích thước lớn hơn nhiều so với trên bề mặt Trái đất.
"Nói cách khác, một dãy núi lớn hơn cả Rocky hay Appalachia có mặt ở ranh giới 660 km", cộng tác viên nghiên cứu Wenbo Wu cho biết.
Nhà nghiên cứu địa chấn Christine Houser, trợ lý giáo sư tại Viện Công nghệ Tokyo, cho biết: "Các lớp đá sâu dưới Trái đất cũng phức tạp như những gì chúng ta quan sát được ở trên bề mặt".
Phát hiện của nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra cái nhìn sâu sắc hơn về cấu trúc của lớp đá bao phủ Trái đất.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về tầm quan trọng của ranh giới 660 km và liệu nó có ảnh hưởng đến sự đối lưu nhiệt bên trong hành tinh của chúng ta hay không.
Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng hai lớp của lớp phủ Trái đất là đồng nhất hoặc không giống nhau về mặt hóa học. Các kết quả nghiên cứu mới có thể mang lại những quan sát khác nhau và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quá trình dẫn đến trạng thái hiện tại của lớp phủ.