Phát hiện di tích hang động tiền sử ở Bắc Kạn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Khảo cổ học cho biết, Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp khảo sát, phát hiện một số địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc những dãy núi đá vôi ở xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, trong đó nổi bật là di tích hang Thẳm Un.
Phát hiện di tích hang động tiền sử ở Bắc Kạn

Qua nghiên cứu toàn bộ lòng hang Thẳm Un, Đoàn khảo sát đã phát hiện được nhiều di vật của người tiền sử. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, dấu tích của người xưa tìm thấy hầu như khắp khu vực hang. Một phần bề mặt nền hang đã bị xáo trộn do hoạt động nuôi nhốt gia súc của con người thời hiện đại, khiến tầng văn hóa xuất lộ ngay trên bề mặt. Đoàn đã tiến hành đào thám sát một hố nhỏ 3m2. Căn cứ vào dấu vết để lại trong hố đào cho thấy, trầm tích văn hóa trong di tích dày 0,8m, có hai tầng văn hóa nằm trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Tầng văn hóa sớm nằm phía dưới, dày từ 0,6-0,65m có độ kết cấu khá cứng, được hình thành bởi đất sét trong hang đá có màu nâu sẫm, chứa di vật là những công cụ đá ghè đẽo, xen lẫn xương răng động vật, vỏ ốc. Tầng văn hóa muộn nằm ở lớp trên cùng có kết cấu bở rời, màu xám nhạt, chứa ít di vật khảo cổ. Trong hố đào đã phát hiện được 4 bếp lửa ở các vị trí và độ sâu khác nhau. Chưa phát hiện được dấu tích mộ táng. Tổng số có hơn 700 di vật được phát hiện, trong đó phát hiện trong hố đào là hơn 600 di vật và số sưu lượm trên nền hang là hơn 100, chủ yếu là công cụ lao động bằng đá.

Tất cả công cụ đá đều được chế tác từ những viên đá cuội sông suối. Loại hình công cụ ở tầng văn hóa sớm mang đặc trưng công cụ văn hóa Bắc Sơn như công cụ hình bầu dục, rìu ngắn, công cụ hình đĩa, cuốc mũi nhọn, hòn ghè, bàn mài, chày nghiền… Đáng chú ý là công cụ mảnh tước có kích thước nhỏ chiếm số lượng khá lớn trong bộ công cụ.

Những mảnh tước được tách ra từ đá cuội, được ghè tu chỉnh nhẹ men theo rìa mép của mảnh đá tạo thành con dao, cái nạo, lưỡi hái nhỏ rất thích hợp cho lao động săn bắt, hái lượm của người tiền sử. Ở tầng văn hóa muộn, số lượng di vật tìm thấy ít, đáng chú ý là chiếc rìu mài nhẵn có hai vai xuôi (bị vỡ một góc lưỡi) lần đầu tiên tìm thấy ở vùng núi Bắc Kạn. Đồ gốm đều là những mảnh vỡ từ nhiều loại hình khác nhau, chất liệu xương gốm pha nhiều bã thực vật, độ nung thấp, nặn bằng tay với hoa văn trang trí là văn thừng hoặc văn khắc vạch với những đường cong mềm mại xen kẽ là các nét chấm dải.

Bằng phương pháp sàng khô có chọn lọc, các nhà khảo cổ đã thu lượm được nhiều mảnh xương răng động vật, vỏ ốc suối và ốc núi cùng một vài hạt quả. Qua phân tích di tích xương động vật, bước đầu xác định có các loài khỉ, nhím, gà rừng, dúi, nai, lợn… Việc tìm thấy nhiều xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể cùng những dấu tích còn lại cho thấy săn bắt, hái lượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người tiền sử nơi đây. Sự có mặt của nhiều hòn ghè, đá cuội nguyên liệu, đá có vết ghè và mảnh tước ở đây chứng tỏ quá trình gia công chế tác công cụ được tiến hành tại chỗ.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, Trưởng đoàn khảo sát, dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật, vào kết cấu và tuổi trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Thẳm Un là một di tích cư trú của nhiều thế hệ người tiền sử. Lớp cư dân sớm thuộc vào giai đoạn văn hóa Bắc Sơn muộn có niên đại từ 5.000 năm đến 6.000 năm cách ngày nay. Lớp cư dân muộn thuộc thời kỳ hậu kỳ Đá mới- sơ kỳ Kim khí có tuổi trên dưới 4.000 năm cách ngày nay. Đây là một di tích tiền sử hang động rất quan trọng.

Cùng với các kết quả nghiên cứu trước đây về khảo cổ học tiền sử Ba Bể, việc phát hiện và nghiên cứu di tích Thẳm Un góp phần làm phong phú hơn nhận thức về văn hóa tiền sử Bắc Kạn nói riêng và tiền sử Việt Nam nói chung. Các nhà khảo cổ đang có kế hoạch khai quật địa điểm hang Thẳm Un trong thời gian tới.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.