Xác của một con cá nhà táng dài gần 10m đã được tìm thấy gần đảo Kapota taji Vườn quốc gia Wakatobi, phía đông nam của tỉnh Sulawesi.
Các viên chức của công viên đã tìm thấy nhiều túi nilon, chai nhựa, dép và 115 chiếc cốc nhựa trong dạ dày của cá con voi, cũng như một túi có chứa hơn 1.000 mẩu dây.
Theo ông Dwi Suprapti - điều phối viên bảo tồn loài sinh vật biển của tổ chức WWF-Indonesia cho biết: “Mặc dù chưa thể tìm ra được nguyên nhân gây tử vong, nhưng những điều chúng tôi tận mắt chứng kiến thật kinh khủng".
Các viên chức của công viên đã tìm thấy nhiều túi nilon, chai nhựa, dép và 115 chiếc cốc nhựa trong dạ dày của cá con voi, cũng như một túi có chứa hơn 1.000 mẩu dây.
Theo ông Dwi Suprapti - điều phối viên bảo tồn loài sinh vật biển của tổ chức WWF-Indonesia cho biết: “Mặc dù chưa thể tìm ra được nguyên nhân gây tử vong, nhưng những điều chúng tôi tận mắt chứng kiến thật kinh khủng".
Rất nhiều rác thải bằng nhựa được tìm thấy trong dạ dày con cá voi. Ảnh: CNN |
Khu vực phát hiện xác con cá voi có rất đông khách du lịch, điều này gây nhiều quan ngại về tác động của ô nhiễm nhựa đối với sinh vật biển.
Trong khi khám nghiệm tử thi, bác sĩ thú y tìm thấy hơn 80 túi nilon trong dạ dày của cá voi.
Một báo cáo năm 2015 của tổ chức Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey phát hiện ra rằng hơn 50% lượng nhựa bị rò rỉ ra đại dương trên thế giới đến từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, cho thấy hai con cá voi chết trong vùng nước nguy hiểm cho môi trường sống.
Báo cáo cũng cho rằng chỉ cần cắt giảm 65% chất thải nhựa rò rỉ ở 5 nước này sẽ dẫn đến giảm 45% chất thải trên toàn cầu.
Nếu không có sự can thiệp, số lượng nhựa trôi nổi trên các đại dương của Trái Đất sẽ tăng gấp ba lần trong vòng một thập kỷ tới, theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Anh.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy các nhà lập pháp đang chú ý đến mối đe dọa này, vì Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu cấm sử dụng các loại nhựa dùng một lần vào tháng 10 năm nay.
Đề xuất này bao gồm các hạng mục như ống hút, tăm bông và dao nhựa, ngoài ra còn buộc các nước EU tái chế 90% chai lọ nhựa vào năm 2025.
Theo CNN