Phát hiện 'quái vật không thể tồn tại' ngay trong thiên hà chứa trái đất

Các nhà khoa học vừa xác định được một vật thể dị thường nặng gấp 68 lần mặt trời lang thang trong chòm Song Tử: một lỗ đen "quái vật" đánh đổ mọi lý thuyết thiên văn.
Ảnh đồ họa mô tả hệ nhị phân kỳ dị vừa được phát hiện - ảnh: Jingchuan Yu
Ảnh đồ họa mô tả hệ nhị phân kỳ dị vừa được phát hiện - ảnh: Jingchuan Yu

Sử dụng dữ liệu từ 2 hệ thống quan sát thiên văn hiện đại LIGO (Mỹ) và Virgo (Ý), một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ trong chòm sao Song Tử. Điều lạ lùng nhất là nó có nguồn gốc từ một ngôi sao chết, nhưng tiến sĩ Jifeng Liu từ Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các lý thuyết thiên văn đã được chứng minh, môi trường thiên hà Milky Way chứa trái đất không cho phép bất kỳ ngôi sao nào sinh ra được lỗ đen khổng lồ đến thế.

Lỗ đen này còn có một người bạn đồng hành kỳ dị: một ngôi sao khổng lồ đang… quay quanh nó. Cặp đôi tạo thành thứ được đặt tên là "hệ nhị phân lỗ đen – sao LB-1". Lỗ đen thuộc dạng "quái vật" này nặng gấp 68 lần mặt trời của chúng ta.

Nếu như nó sinh ra từ một ngôi sao chết thì ngôi sao đó phải lớn một cách không tưởng. Thế nhưng những ngôi sao rất lớn trong Milky Way đều có các thành phần hóa học đặc trưng khiến nó phải thải ra hầu hết khí khi gần đến cuối đời. Chúng sẽ tạo ra những cơn gió sao mạnh mẽ rồi tan biến hoàn toàn trong không gian, không sụp đổ thành lỗ đen.

Những lỗ đen nguồn gốc sao chết lớn nhất có thể được sinh ra trong thiên hà chứa trái đất nhỏ hơn rất nhiều với "quái vật không thể tồn tại" nói trên. Theo tiến sĩ Jorge Casares từ Viện nghiên cứu Astruto de Astrofísica de Canarias (Tây Ban Nha), một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, các lỗ đen dạng đó trong Milky Way chỉ có thể nặng 5-15 lần khối lượng mặt trời.

Ngôi sao đồng hành của lỗ đen "quái vật" này là một "ngôi sao siêu phàm" loại B, nặng hơn mặt trời đến 8,2 lần, kích thước gấp 9 lần.

Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện về "quái vật không thể tồn tại" cách chúng ta 13.800 năm ánh sáng này buộc các nhà khoa học phải xem lại nhiều lý thuyết và mô hình thiên văn tưởng chừng đã được chứng minh trước đây.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.