Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, trụ thế 95 năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào 0 giờ khuya ngày 22/1/2022 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu) tại chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), trụ thế 95 năm.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào 0 giờ khuya ngày 22/1/2022 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), trụ thế 95 năm.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch vào 0 giờ khuya ngày 22/1/2022 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), trụ thế 95 năm.

Theo thông tin từ Cộng đồng Làng Mai Quốc tế thông báo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch tại chùa Từ Hiếu vào lúc lúc 0 giờ ngày 22/1/2022 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu).

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sinh năm 1926 tại Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu và làngười thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và nhiều trung tâm tu học khác tại Mỹ, Đức, Hồng Kông, Thái Lan. Sau hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, Thiền sư trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008…Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về chùa Từ Hiếu từ tháng 10/2018 và và an trú từ đó đến nay. Trước đó, sau khi hồi phục sau đợt tai biến, từ Pháp ngài đã trở về Làng Mai tại Thái Lan một thời gian.

Trong lần trở về này, tăng thân Làng Mai cũng đã công bố bức thư ghi ngày 26/10/2018, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đóng dấu ấn chứng sau khi thiền sư về tới Đà Nẵng, nêu rõ tâm nguyện mong muốn được tịnh dưỡng lâu dài cho đến cuối đời tại Tổ đình Từ Hiếu.

Trong bức thư có đoạn "Sứ mệnh hoằng pháp độ sinh cho cả Đông Tây đã phần nào được thành tựu. Vòng tròn giờ đây đang khép lại, tôi thấy rằng, đã đến lúc tôi cần trở về Tổ đình để chung sống cùng chư huynh đệ trong những năm tháng này. Ao ước được trở về nơi đất Tổ và xây dựng nề nếp tu học tại Tổ đình là thao thức thâm sâu nhất của tôi trong suốt những năm qua. Do đó, tôi đã quyết định trở về Việt Nam, để được sống nơi đất Tổ, có mặt cùng chư huynh đệ và con cháu của Tổ đình cho đến ngày tôi chuyển bỏ hóa thân này. Không những thế, giờ đây chúng ta đã có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu từ những quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, trụ thế 95 năm ảnh 1

Thích Nhất Hạnh lúc còn an dưỡng ở chùa Từ Hiếu.

Từ ngày trở về đến nay, Thiền sư Nhất Hạnh chỉ an trú tịnh dưỡng trong chùa Từ Hiếu trong tình trạng sức khoẻ ngày một yếu. Trước đó, vào tháng 11/2014, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp một biến cố về sức khỏe, được chẩn đoán là tai biến mạch máu não. Sau đó, Thiền sư đã được đưa sang Hoa Kỳ điều trị, sự phục hồi sức khỏe của Thiền sư được cho là “kỳ diệu”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người nổi tiếng thế giới, được tôn vinh bằng nhiều giải thưởng cao quý, tác giả của nhiều tác phẩm Phật học ứng dụng, văn hóa, văn học được dịch sang nhiều ngôn ngữ và được xếp vào nhóm sách bán chạy nhất tại nhiều quốc gia.

Trong cuốn sách Thế giới Phật giáo (The Buddhist World) của GS.TS Phật học John Powers (một học giả Phật học người Úc) do Nhà xuất bản Routledge Worlds đã chọn Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong 13 vị thầy đã góp phần vào sự hình thành và phát triển của đạo Phật (Bụt) trên toàn thế giới trong suốt quá trình 2.500 năm lịch sử của Phật giáo.

Trong sách này, GS.TS Phật học John Powers đã chọn Đức Phật Thích ca Mâu ni là vị thầy đầu tiên và Thiền sư Thích Nhất Hạnh được chọn là vị thầy thứ 10, kế sau đó 11 là Hòa thượng Ấn Thuận ( Master Yinshun); 12 là Đức Đạt Lai Lạt Ma và 13 là Buddhadãsa Bhikkhu. Đây là công trình mang tính hàn lâm, rất quy mô do các vị học giả Phật học nổi tiếng thế giới hiện nay thực hiện.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.