Phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản, tiền ảo

(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. 
Phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản, tiền ảo

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan, trong đó, khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. 

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng luật (các luật) sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. 

Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tháng 8/2018 hoàn thành rà soát, nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử trình Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Nhiệm vụ này phải hoàn thành vào tháng 6/2019. 

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo vào tháng 9/2019.

Theo Vietnamplus
Bình luận
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.
Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
Tổng Bí thư dự Hội nghị triển khai công tác ngành Nội chính Đảng năm 2025. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nổi bật tuần qua: Thực hiện quyết liệt phòng, chống lãng phí; 10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025
(Ngày Nay) - Tuần từ ngày 30/12/2024 đến 5/1/2025, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt phòng, chống lãng phí; Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 7 Ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy; Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương; 10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025; Tuyển bóng đá Việt Nam thắng tuyển Thái Lan 2 – 1 trận lượt đi ASEAN cup 2024.