Phó Thống đốc NHNN: Nếu nới lỏng tín dụng, rủi ro sẽ bị đẩy về phía ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho rằng, nếu hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do vậy cần tìm được điểm hài hoà, vừa hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà phát biểu tại Diễn đàn.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà phát biểu tại Diễn đàn.

"Ngành Ngân hàng cũng muốn lãi suất thấp"

Thông tin được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2023 ngày 10/5.

Phó Thống đốc cho rằng, nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên.

Tuy nhiên, nếu hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do vậy cần tìm được điểm hài hoà, vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Ông Phạm Thanh Hà khẳng định ngành Ngân hàng mong muốn lãi suất ổn định, lãi suất thấp, cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

Nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng

Tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực cho rằng, một trong số những rủi ro, thách thức với kinh tế là mặt bằng lãi suất tuy đang giảm nhưng vẫn còn cao. Rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế tăng cao cũng tác động tiêu cực đến Việt Nam.

Theo ông Lực, việc cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng còn gặp nhiều thách thức, đi kèm với đó là nợ xấu tăng cao. Trong khi đó, thị trường trái phiếu và bất động sản cần có thêm thời gian để xử lý, làm lành mạnh hoá.

Thực tế, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp đã giảm mạnh từ tháng 1/2023. Các doanh nghiệp còn đang bị bủa vây bởi những khó khăn về nguồn vốn, pháp lý...

Trong tháng 4, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp trở lại hoạt động giảm 6,2%, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 21,8%, và số doanh nghiệp hoàn tất giải thể tăng 10%.

TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, chính sách tiền tệ của NHNN cần đa mục tiêu hơn, đồng thời chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”.

Ông Lực cũng kiến nghị, ngành ngân hàng cần giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, đồng thời hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

Về chính sách tài khoá, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần cần tiếp tục chính sách giãn, hoãn thuế, phí cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh việc hoàn thuế VAT; phối hợp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và Chương trình phục hồi 2022-2023.

Bà Dương Thị Thanh Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, cho biết, từ ngày 10/3, để thực hiện mục tiêu tăng cung tiền, giảm lãi suất, NHNN đã tăng khối lượng và kéo dài kỳ hạn chào mua giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày để phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ.

Phó Thống đốc NHNN: Nếu nới lỏng tín dụng, rủi ro sẽ bị đẩy về phía ngân hàng ảnh 1

Số liệu khó khăn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, NHNN đã điều chỉnh giảm hai lần các mức lãi suất với mức giảm 0,3-1%/năm trong tháng 3 và 4/2023.

NHNN cũng đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11.

Năm 2023, NHNN điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đến ngày 28/4, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12 triệu tỷ đồng, tăng 3,05% so với cuối năm 2022 và tăng 9,78% so với cùng kỳ.

Cũng theo bà Bình, từ đầu năm 2023 đến nay, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối (trên 6 tỷ USD), đồng thời kết hợp với việc hủy thực hiện bán ngoại tệ theo các giao dịch kỳ hạn cho các tổ chức tín dụng với tổng giá trị lên đến 2,24 tỷ USD.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho hay, năm 2023, NHNN vẫn sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến vĩ mô, thị trường, các vụ việc liên quan đến khó khăn, đổ vỡ một số ngân hàng quốc tế, điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra.

Cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) bị sập 2 nhịp do bão lũ. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Bổ sung vốn để xây cầu Phong Châu mới
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.
Nhà cửa và ruộng lúa ở thị trấn Buguey, tỉnh Cagayan chìm trong biển nước. Ảnh: Getty Images
Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần
(Ngày Nay) - Tuần trước, bão Yinxing đã xé toạc 1/4 mái nhà của bà Diana Moraleda tại thị trấn Appari, tỉnh Cagayan, miền Bắc Philippines. Lỗ thủng trên mái nhà vẫn còn đó khi bão Toraji gây mưa lớn vào cuối tuần và bão Usagi đổ bộ vào đất liền vào tối ngày 14/11.
Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.