Đây là việc làm nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Lô đang ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là các loài cá bản địa quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Việc phóng sinh cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản sẽ góp phần tạo quần thể đàn cá trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó phát triển bền vững kinh tế thủy sản.
Tại buổi lễ, hơn 1,2 tấn cá giống đã được thả, trong đó có gần 1 vạn con cá chiên và cá bỗng - là các giống cá bản địa quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, còn có các loài cá có giá trị kinh tế như: cá trắm, cá trôi, cá mè… được thả xuống sông Lô.
Việc tái tạo nguồn lợi thủy sản được tổ chức nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hiểu biết pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến đông đảo người dân, vận động người dân không khai thác, đánh bắt các loài thủy sản trong và sau thời điểm thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản theo quy định.
Thông qua hoạt động này, Ban tổ chức cũng mong muốn, kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phóng sinh các giống loài thủy sản một cách có trách nhiệm, góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Phóng sinh hơn 1,2 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản sông Lô
(Ngày Nay) - Ngày 4/9, nhân dịp lễ Vu Lan năm 2017, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang tổ chức phóng sinh hơn 1,2 tấn cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Lô.
Các đại biểu thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Lô. |
Theo Vietnamplus