Phụ huynh áp lực với các khoản chi đầu năm học mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi học sinh đang háo hức chuẩn bị đến trường sau một thời gian dài nghỉ hè thì phụ huynh lại phải đối mặt với áp lực với các khoản chi phí đầu năm học cho con như tiền sách vở, đồng phục và các khoản tiền đóng trong trường học.
Phụ huynh áp lực với các khoản chi đầu năm học mới

Cân não tính toán

Chồng chị Trần Thị Điểm (quận Bình Thạnh) là nhân viên kinh doanh trong công ty bất động sản, buôn bán ế ẩm vì thế thu nhập bị giảm rất nhiều. Năm nay, mọi việc mua sắm cho con trong năm học mới cũng được chị cân nhắc, tính toán chi tiêu một cách tiết kiệm nhất. Để có tiền mua sắm cũng như đóng tiền trường cho con trong năm học mới, từ đầu tháng 7, gia đình chị đã phải tiết kiệm ăn uống ở ngoài hơn.

Chị Điểm cho biết, năm nay con gái chị học lớp 4, chị chỉ mua bộ sách giáo khoa và bài tập trong trường khoảng hơn 600.000 đồng. Cặp sách, đồ dùng học tập, đồng phục cũng tận dụng lại đồ cũ, loại nào cần mua thì chị săn hàng giảm giá trên mạng.

“Khoản mua sắm nào tiết kiệm được thì mình tiết kiệm. Còn phải để dành khoản tiền đóng tiền học đầu năm cho con nữa. Vào đầu năm học đóng nhiều khoản lắm, đã thế nghe nói năm nay học bán trú, tiền ăn lại tăng. Năm trước, cậu con trai tôi gửi nhà trẻ ở trường tư mỗi tháng 5 triệu đồng, còn năm nay khó khăn tôi chuyển cho con vào học trường công cho đỡ tốn kém. Chịu khó thu xếp đón con sớm hơn”, chị Điểm chia sẻ.

Còn chị Nguyễn Thị Trang (ngụ Thủ Đức) cho biết, năm nay con trai lớn của chị bước vào lớp 1, đồng nghĩa với việc các khoản chi phí sẽ phải tăng lên nhiều hơn. Vì không đủ tiền mua sắm cùng một lúc, chị phải phân chia nhỏ ra từng phần và ưu tiên mua những đồ dùng cần thiết nhất. Bên cạnh đó, để giảm bớt chi phí, chị tìm người quen có con học lớp 1 để xin lại bộ sách cũ.

“Năm nay, công ty không tăng ca, thu nhập gia đình giảm, tiền lãi ngân hàng lại tăng nên mua sắm cho con đi học cũng phải tiết kiệm tối đa, như đồng phục tôi cũng chỉ dám mua có 3 bộ cho con mặc nhập học trước, sau có tiền mua tiếp, sách thì xin lại sách cũ, cặp sách, vở, bút... canh chỗ nào giảm giá thì mua. Tiết kiệm vậy mà mua lai rai cho hai đứa cũng tốn 4 - 5 triệu đồng rồi, chưa kể các khoản tiền đóng khi con vào học nữa” chị Trang nói.

Tương tự, chị Đặng Thuỳ Linh (ngụ Quận 3) cho biết, thu nhập của hai vợ chồng chị ở mức tầm 16 - 18 triệu đồng/tháng, tuy không tốn tiền nhà trọ nhưng phải trả tiền lãi ngân hàng hàng tháng nên gia đình chị cũng phải “căng não” xoay xở khi hai con bước vào năm học mới, trong đó tốn kém nhất là cô chị năm học này vào lớp 6.

“Cô em học lớp 2 nên cũng đỡ tốn kém hơn vì có thể dùng lại đồ dùng năm học trước, chỉ tốn tiền mua sách giáo khoa, còn lo nhất là đứa học lớp 6. Đầu cấp tốn kém đủ thứ, nào là sách giáo khoa, đồng phục, đồ dùng học tập, giày dép… tổng mua sắm chi phí cũng tốn 4 triệu đồng”, chị Linh kể.

Đề xuất giữ nguyên mức học phí

Để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng học tập cho con trong năm học mới, nhiều nhà sách, siêu thị cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá từ 10 - 30%.

Chẳng hạn, tại hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có các chương trình như “hành trang đến trường” với mức giảm từ 10 - 40% cho các sản phẩm như bình nước, tập học sinh, balo, đồng phụ, giày, hộp bút… Hay chương trình học sinh có giấy khen khi đến siêu thị mua sắm với hoá đơn từ 500.000 đồng được tặng 1 phiếu mua hàng trị giá 50.000 đồng; hóa đơn từ 1 triệu đồng được tặng 2 phiếu mua hàng trị giá 50.000 đồng.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, năm học 2023 - 2024, mức thu học phí được thực hiện có chênh lệch so với năm học trước và không được tiếp tục hỗ trợ phần chênh lệch do Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm học 2022 - 2023 đã hết hiệu lực.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, dù tình hình kinh tế - xã hội các tháng gần đây trên địa bàn của TP Hồ Chí Minh có chuyển biến tích cực so với thời điểm đầu năm học trước, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thu hẹp sản xuất hoặc giải thể, dẫn đến nhiều người lao động thất nghiệp. Do đó, việc điều chỉnh học phí nêu trên làm ảnh hưởng đến đời sống của đa số phụ huynh học sinh là người lao động.

Nhằm đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã có đề xuất tiếp tục hỗ trợ học phí năm học mới 2023 - 2024 và đã có tờ trình về chủ trương thực hiện chính sách đặc thù lên Hội đồng nhân dân Thành phố.

Bên cạnh đó, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có văn bản khẩn gửi đến các cơ sở giáo dục về thực hiện các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trước năm học 2023 - 2024. Theo đó, Phó Giám đốc Sở đề nghị các đơn vị không tổ chức thu bất kỳ khoản thu nào (kể cả tạm thu) trước khi năm học 2023 - 2024 bắt đầu.

Theo TTXVN
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.