Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm di tích lịch sử và tôn giáo, bao gồm các nhà thờ Thiên chúa giáo, đền thờ Hồi giáo của Azerbaijan đã bị cướp bóc, phá hủy, thậm chí biến thành những chuồng trại gia súc trong suốt thời kỳ chiếm đóng kéo dài 30 năm của Lực lượng vũ trang Cộng hòa Armenia.

Thời kỳ chiếm đóng ba thập kỷ kết thúc vào ngày 10/11/2021 khi thỏa thuận ba bên (Arrmenia, Azerbaijan và Nga) về việc chấm dứt xung đột ở vùng Nagorno-Karabakh được công bố. Phía Azerbaijan coi thỏa thuận này là sự "đầu hàng" của Armenia.

Theo Sắc lệnh của Tổng thống Azerbaijan ngày 29/10/2020, quy trình kiểm kê các tài sản, di sản văn hóa ở các vùng giải phóng hiện do Bộ Văn hóa Cộng hòa Azerbaijan tiến hành. Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư liệu về hiện trạng của các di tích, di sản văn hóa ở các vùng được giải phóng.

Báo cáo trong quá trình tu sửa cho biết một số di tích đã bị phá hủy hoàn toàn, một số bị hư hại nặng nề, hoặc bị thay đổi làm mất đi đặc điểm kiến trúc vốn có. Theo Bộ Văn hóa Cộng hòa Azerbaijan, hành động của Armenia đã vi phạm nghiêm trọng các điều khoản liên quan của Công ước Hague về bảo vệ Tài sản văn hóa trong trường hợp Xung đột vũ trang năm 1954 và hai nghị định thư, cũng như Công ước UNESCO về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hoá năm 1970.

Ngoài các di tích lịch sử và văn hóa, các tài sản văn hóa quan trọng như bảo tàng, thư viện, nhà hát, trung tâm và câu lạc bộ văn hóa cũng đã bị phá hủy bởi Lực lượng vũ trang Cộng hòa Armenia.

Bộ Văn hóa Cộng hòa Azerbaijan đã xuất bản một ấn phẩm mô tả hiện trạng bị hủy hoại của một số di tích, địa điểm tôn giáo quan trọng, bao gồm:

1. Nhà thờ Hồi giáo Ashaghi Govaharagha, thành phố Shusha

Nhà thờ Ashaghi Govaharagha được xây dựng vào thế kỷ 18, là 'cái nôi' của truyền thống âm nhạc và thơ ca Azerbaijan. Nhà thờ đã bị phá hủy và trở nên hoang tàn sau khi Lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng thành phố vào năm 1992.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 1

2. Nhà thờ Hồi giáo Saatli, thành phố Shusha

Nhà thờ Saatli được xây dựng vào thế kỷ 18. Trải qua những năm bị chiếm đóng, phần kiến trúc bên trong đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi toà tháp có dấu hiệu bị hư hại một phần.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 2

3. Nhà thờ Hồi giáo Juma, thành phố Aghdam

Nhà thờ Juma được xây dựng trong khoảng thời gian 1868-1870. Nhà thờ Hồi giáo này đã bị biến thành chuồng nuôi lợn và bò trong thời kỳ quân Armenia chiếm đóng. Các bức tường bên trong và bên ngoài nhà thờ phủ đầy những dòng chữ xúc phạm bằng tiếng Armenia.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 3

4. Nhà thờ Hồi giáo Làng Giyasly, thành phố Aghdam

Nhà thờ Làng Giyasly được xây dựng vào thế kỷ 18. Trong suốt ba thập kỷ chiếm đóng, nhà thờ thiêng liêng của người Azerbaijan đã bị sử dụng để nuôi bò và cuối cùng là bị đốt cháy trước khi quân đội Armenia rút khỏi Aghdam.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 4

5. Nhà thờ Hồi giáo Làng Qochahmadli, quận Fuzuli

Được xây dựng vào thế kỷ 18, nhà thờ Làng Qochahmadli là một di tích mang kiến trúc bản địa có ý nghĩa quan trọng với địa phương. Nhà thờ đã bị phá hủy một phần và sử dụng như một chuồng ngựa trong thời gian quân Armenia chiếm đóng.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 5

6. Nhà thờ Hồi giáo Haji Alakbar, quận Fuzuli

Nhà thờ Haji Alakbar được xây dựng vào thế kỷ 19. Đây là những gì còn lại của nhà thờ Haji Alakbar, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn trong thời gian Armenia chiếm đóng quận Fuzuli năm 1993.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 6

7. Nhà thờ Hồi giáo Làng Qarghabazar, quận Fuzuli

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 7

Tàn tích còn sót lại.

8. Nhà thờ Hồi giáo Làng Malatkeshin, quận Zangilan

Được xây dựng vào thế kỷ 17, trừ những bức tường, tất cả đã bị phá hủy.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 8

9. Nhà thờ Hồi giáo Yusifbeyli, quận Gubadly

Được xây dựng vào thế kỷ 18, nhà thờ đã bị sử dụng như một chuồng lợn trong nhiều thập kỷ chiếm đóng của quân đội Armenia.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 9

10. Nhà thờ Hồi giáo Mamar, quận Gubadly

Nhà thờ Mamar được xây dựng vào thế kỷ 18. Sau khi lực lượng vũ trang Cộng hòa Armenia chiếm đóng quận Gubadly, nhà thờ Hồi giáo này đã bị phá hủy và biến thành một chuồng lợn.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 10
Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 11

11. Tu viện Khudavank, quận Kalbajar

Tu viện Khudavang là di tích kiến trúc được Chính phủ Azerbaijan chính thức đưa vào danh sách bảo vệ từ năm 1968. Khi quân đội Armenia rút khỏi Kalbajar, các thánh giá và đồ tạo tác khác của Tu viện đã bị đánh cắp và vận chuyển trái phép đến Armenia.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 12
Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 13

Bức bích họa trên bức tường phía Đông Nhà thờ Arzu Khatun đã bị đánh cắp bởi quân Armenia.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 14

Nơi bức bích họa từng được treo trước khi bị đánh cắp.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 15

Những quả chuông và biểu tượng của Tu viện bị vận chuyển trái phép đến Armenia.

12. Tu viện Ganjasar, quận Kalbajar

Tu viện Ganjasar được Chính phủ Azerbaijan chính thức bảo vệ như một di tích kiến trúc có tầm quan trọng thế giới kể từ năm 1968. Những dòng chữ cổ có ý nghĩa lịch sử được khắc trên các bức tường bên ngoài và bên trong của tu viện đã bị thay đổi như một phần của dự án "sửa chữa" do phía Armenia thực hiện vào năm 2011 trở về trước. Trong giai đoạn "sửa chữa" cuối cùng, các bức tường của tu viện đã bị phủ một lớp đá ốp mới. Một số nhà khoa học Armenia thậm chí đã bày tỏ sự phản đối vì việc tu sửa này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ý nghĩa lịch sử và diện mạo của di tích.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 16
Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 17
Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 18

Trùng tu trái phép làm thay đổi đặc điểm vốn có của tu viện.

16. Nhà thờ Orthodox, quận Khojavend

Sự phá hoại của quân đội Armenia không chỉ dừng ở những nhà thờ Hồi giáo, mà còn cả các nhà thờ tôn giáo của người theo đạo Thiên chúa. Nhà thờ Orthodox nằm trên lãnh thổ của quận Khojavend, bị chiếm đóng vào tháng 2/1992 bởi Quân đội Armenia.

Quân đội Armenia phá hủy tài sản văn hóa của Azerbaijan, vi phạm nghiêm trọng Công ước UNESCO 1970 ảnh 19
Theo Bộ Văn hóa Cộng hòa Azerbaijan
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?