Quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Biden: Không cần “ném đá dò đường”

0:00 / 0:00
0:00
Việc Tổng thống Biden lựa chọn các vị trí nội các quan trọng như ngoại giao, tài chính trong tuần qua được dự báo là đã định hình mối quan hệ của nước Mỹ đối với Trung Quốc trong những năm tới mà không cần “ném đá dò đường”.
Tổng thống Joe Biden.
Tổng thống Joe Biden.

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của dư luận quốc tế hiện nay đối với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chính là thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc trong chính sách đối ngoại mới. Cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này sẽ dịu lại hay tiếp tục khốc liệt đều có tác động lớn đến dư địa chính trị toàn cầu.

“Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tốt lên” – Đó là kỳ vọng của dư luận Trung Quốc trước khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Thế nhưng, có vẻ sự kỳ vọng này đã bị nhanh chóng dập tắt bởi những gương mặt đầu tiên xuất hiện trong nội các của ông Biden. Giám đốc tình báo quốc gia Avril Haines, Ngoại trưởng Anthony Blinken hay Bộ trưởng tài chính Janet Yellen đều có quan điểm khá tương đồng về Trung Quốc.

Bà Avril Haines (51 tuổi), người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ cương vị Giám đốc Tình báo quốc gia đã từng khẳng định sẽ dồn ưu tiên cho việc huy động nhiều nguồn lực hơn nữa để đối phó với Trung Quốc. Không kém phần quyết liệt, ông Blinken tin rằng: “Cựu Tổng thống Donald Trump đã đúng khi thực hiện cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc”. Còn theo mô tả của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen: “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất”. Và tất nhiên là trên hết, các quan điểm này chính là đại diện cho quan điểm của Tổng thống.

Còn nhớ, khi bước vào tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Biden đã lên tiếng chỉ trích chính sách cứng rắn nhằm vào Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thế nhưng chỉ hơn một năm sau đó, quan điểm của ông Biden đã thay đổi đáng kể. Mùa xuân năm ngoái, ông đã gọi Trung Quốc là “mối đe dọa kinh tế thực sự” và tin rằng đây là điểm yếu của nước Mỹ, bởi sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của gã khổng lồ Châu Á này sẽ là thách thức lớn đối với nước Mỹ.

Việc ông cài đặt lại mối quan hệ với các nước đồng minh Châu Âu, các thành viên trong Bộ tứ Kim cương bằng rất nhiều tuyên bố ngay sau khi trúng cử cho thấy ông đang tìm kiếm một liên minh chặt chẽ để đối phó với Trung Quốc. Đã có những cảnh báo rằng xung đột về giá trị giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gia tăng dưới thời chính quyền Biden. Bởi sự khác biệt ở đây là, “ông Trump là một doanh nhân và ứng xử theo cách rất khó đoán, trong khi ông Biden lại có cách ứng xử thường dễ đoán. Bởi vậy, ông Trump cứng rắn với Trung Quốc một cách phi lý trí, còn ông Biden cứng rắn một cách có lý trí”.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa cách tiếp cận về Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ giống chính quyền của người tiền nhiệm với tuyên ngôn “Trung Quốc không phải là kẻ thù” nhưng Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ lớn nhất. Thậm chí, nhiều nhà phân tích nhìn nhận, Mỹ sẽ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất từ trước tới nay, phần lớn là vì sức mạnh kinh tế của nước này. Nhưng thay vì đối đầu toàn diện thì Mỹ sẽ kết hợp yếu tố kiềm chế có chọn lọc với hợp tác. Ngoài ra, chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden sẽ bao trùm nhiều lĩnh vực hơn so với thời ông Trump, ví dụ như vấn đề can dự và nhân quyền.

Nếu ai đó tin rằng, ông Biden sẽ kéo mối quan hệ Mỹ - Trung về giai đoạn tốt đẹp từ 2008-2016, thời điểm ông giữ cương vị phó Tổng thống Mỹ trong suốt 8 năm nhiệm kỳ của ông Obama, thì có lẽ sẽ phải suy nghĩ lại. Bởi vào lúc này, nước Mỹ đã thay đổi về cách nhìn nhận đối với Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ khi Bắc Kinh và Washington thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cách đây hơn 40 năm. Hai quốc gia xung đột về hàng loạt vấn đề bao gồm thương mại, nhân quyền và cả cách đối phó đại dịch Covid-19. Sự thù địch giữa hai bên đang dần tăng và theo nghiên cứu mới nhất do hãng Pew thực hiện cho thấy, hơn 70% người dân Mỹ có ấn tượng xấu về Trung Quốc. Chính vì vậy, mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong những ngày tháng tới đây đã sớm được định hình mà không cần phải “ném đá dò đường”./.

Theo VOV
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.