“Môi hở răng lạnh”
Từ cuối năm ngoái, “Quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ” – tờ BusinessInsider dẫn nguồn từ bản dự thảo báo cáo Ủy ban Xem xét An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung của Mỹ.
Quan hệ Trung-Triều đang ở giai đoạn thấp nhất |
“Điều này chủ yếu là do Trung Quốc thất vọng với cách hành xử gây bất ổn của Triều Tiên kể từ cuối năm 2012, trong đó có việc thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa với tần số cao”.
Theo báo cáo này, Triều Tiên cảm thấy không hài lòng vì phải phụ thuộc vào Trung Quốc, và coi Trung Quốc như thể ‘bề trên và phải hạ mình’.
“Về phần mình, Bắc Kinh bực tức với việc Bình Nhưỡng liên tục gây rối, điều mà họ sợ sẽ gây bất ổn và dấy lên nguy cơ xung đột trong khu vực; đẩy Hàn Quốc và Mỹ củng cố quan hệ đồng minh, và các tiềm lực quân sự - đây cùng lúc là mối đe dọa với Trung Quốc; và khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích vai trò của Trung Quốc với tư cách là đồng minh của Triều Tiên” – báo cáo cho biết thêm.
Ngoài ra, việc Bình Nhưỡng tăng cường hợp tác với Nga và các quốc gia khác được cho là sự bày tỏ không hài lòng với Bắc Kinh.
“Xu hướng đi lên trong quan hệ Nga – Triều phản ánh sự khéo léo mà Bình Nhưỡng thể hiện suốt nhiều thập kỷ khi chơi với hai người đỡ đầu chính, là Trung Quốc và Nga, chọn người này để đẩy người kia nhằm khai thác lợi ích về chính trị và kinh tế và xoa dịu tác động của cô lập quốc tế” – báo cáo nhận định.
Nỗ lực cải thiện quan hệ từ phía Trung Quốc
Ngày 18/3, ông Lý Tiến Quân, cựu Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được bổ nhiệm thay thế đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Lưu Hồng Tài.
Tân Đại sứ Trung Quốc ở Triều Tiên, ông Lý Tiến Quân (giữa) |
Giới chuyên gia cho rằng quyết định bổ nhiệm một quan chức Ban Đối ngoại làm Đại sứ Triều Tiên nhằm cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng vì cơ quan này nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan.
Mới đây, ngày 13/4, Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Lý Tiến Quân đã tuyên bố với ông Kim Yong-nam, người giữ cương vị nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên trong các hoạt động mang tính nghi lễ, rằng 2 nước đồng minh này cần tôn trọng sự khác biệt của nhau.
Tuyên bố này cho thấy Bắc Kinh mong muốn phát triển mối quan hệ bình thường với Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong Un (phải ảnh) cùng các tướng lĩnh |
Bắc Kinh từng sát cánh Bình Nhưỡng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và mối liên minh này thường được miêu tả là “được hun đúc bằng máu."
Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử kể từ khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 3 và bắn thử nhiều tên lửa, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa từng đặt chân tới Trung Quốc. Trong khi đó, hồi tháng 7/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình không ghé Triều Tiên trong chuyến công du một loạt nước châu Á.
Xem thêm:
- Triều Tiên sỡ hữu kho 1.000 tên lửa khiến Nhật, Hàn 'ngồi không yên'
- Triều Tiên 'phế truất' 1 thành viên thuộc Ủy ban Quốc phòng
- TOP 10 quốc gia không có quân đội trên thế giới
- Sức mạnh quân đội Triều Tiên 'đáng gờm' đến mức nào?
Anh Phương (TH)