Theo các nhà phê bình nhận định, đây có thể một động thái sai lầm làm tăng nguy cơ đối đầu căng thẳng giữa hai nước.
Chính sách tăng cường năng lực hạt nhân này có thể là sự đại diện cho quyết định cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm giải quyết những thách thức từ Nga.
"Chiến lược của chúng tôi sẽ giúp Nga hiểu rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào, dù là giới hạn, cũng không thể chấp nhận được”.
Các quan chức Mỹ cho biết cơ sở lý luận để xây dựng năng lực hạt nhân mới là Nga hiện đang nhận thức không đầy đủ về vị thế và sức mạnh hạt nhân của Mỹ. Bằng cách mở rộng khả năng hạt nhân năng suất thấp của mình, Hoa Kỳ sẽ gửi “thông điệp ngầm” tới Nga, các quan chức Mỹ cho biết thêm.
Hình ảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa với đầu đạn hạt nhân trong một bức ảnh USAF không xác định tại Cơ sở Không lực Malmstrom ở Montana, Mỹ |
Dù gọi là vũ khí hạt nhân năng suất thấp, nhưng những vũ khí này vẫn có sức tàn phá kinh khủng. Chúng có sức nổ đương tự quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản. Hoa Kỳ cũng sẽ sửa đổi một số ít đầu đạn hạt nhân với các lựa chọn năng suất thấp.
Về lâu dài, quân đội Hoa Kỳ sẽ phát triển một tên lửa đạn đạo mới chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên sẽ mất đến một vài thập kỷ để phát triển và hoàn thiện tên lửa này.
Theo ông Greg Weaver, Phó giám đốc năng lực chiến lược của Lầu năm góc, Hoa Kỳ sẽ rất sẵn lòng hạn chế phát triển tên lửa nếu Nga "khắc phục sự mất cân bằng trong các lực lượng hạt nhân phi chiến lược". Ông Weaver nói rằng nhiệm vụ khó khăn nhất đối với những người làm việc trong cuộc rà soát này là cố gắng giải quyết khoảng cách giữa vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga và Mỹ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay họ đã thông báo cho các quan chức Nga và Trung Quốc xem xét điều này.
Theo Reuters