|
Theo truyền thống của Mỹ, vào đêm 31/12, người dân sẽ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square) để đón chờ khoảnh khắc giao thừa. Khi mọi người cùng đếm đến giây cuối cùng cũng là lúc quả cầu thuỷ tinh được trang trí lộng lẫy rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới, đồng thanh cất lên bài hát truyền thốngAuld Lang Synevà tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời. |
|
15 phút trước giao thừa, người dân Đức sẽ ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ điểm thời khắc năm mới đến, họ nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn để bước vào năm mới. |
|
Người Hàn Quốc thường mặc Hanbok vào buổi sáng đầu tiên của năm mới. Họ tổ chức nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk Gook - loại súp làm bằng gạo. Năm mới cũng là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc nên người dân xứ sở kim chi thường dành dịp này cho gia đình và người thân. |
|
Đêm cuối cùng của năm cũ, người dân Tiệp Khắc đi thăm, chúc tụng hàng xóm láng giềng, sau đó các gia đình đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng bữa ăn tất niên. Đặc biệt ngày đầu năm mới, người dân kiêng ăn thịt bò, vịt, gà, ngỗng vì tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, chạy thì may mắn, hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ tan biến mất. |
|
Với người dân Hy Lạp, lễ đón năm mới sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu bánh Vasilopita - loại bánh truyền thống ở xứ sở các vị thần. Theo quan niệm của người Hy Lạp, những người nhận được miếng bánh có đồng xu này sẽ luôn gặp may mắn trong suốt năm tới. |
|
Người Tây Tạng gọi dịp năm mới là Losar, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm theo lịch Tây Tạng. Người dân xem đây như dịp loại bỏ những điều xấu của năm cũ để đón mọi thứ tốt lành cho năm mới. |
|
Mexico cũng có phong tục đặc biệt vào đêm cuối cùng của năm mới như phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ với ý nghĩa năm mới tìm được tình yêu, một số người xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm xuất ngoại. Người Mexico cũng sử dụng món bánh ngọt Pan Dulce để ăn vào đúng 12h đêm giao thừa. Khi làm bánh Pan Dulce, người ta sẽ cho vào trong ruột bánh một đồng xu may mắn. Nếu ai ăn trúng lát bánh có đồng xu ấy thì sẽ là người gặp nhiều may mắn nhất trong năm mới. |
|
Người dân Áo gọi đêm giao thừa là Sylverterabend, tức đêm của Thánh Sylvester. Cũng như các nước khác, vào ngày này, mọi nhà tổ chức tiệc rượu ăn mừng. Tiếng kèn trumpet vang lên từ các nhà thờ cũng là lúc thời khắc giao thừa đến, mọi người sẽ hôn nhau mừng năm mới đến. |
|
Ở Scotland, đêm giao thừa còn được gọi là Đêm của nến. Người Scotland sẽ thực hiện nghi lễ đốt nhánh cây bách xù và đem xông khắp nhà để thanh lọc nhà cửa, đồng thời dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Cũng như người Việt, người Scotland cũng có tập tục xông đất đầu năm mới. |
|
Người dân Tây Ban Nha sẽ chọn và ăn 12 hạt nho trên cùng một chùm khi đồng hồ điểm 12 giờ để 12 tháng trong năm tới họ sẽ gặp may. |
Theo Zing