Quy định rõ các khoản tiền học sinh phải đóng đầu năm học 2019-2020

 Năm học 2019-2019, Hà Nội sẽ tăng học phí tại một số cấp học. Ngoài tiền học phí, học sinh sẽ phải đóng thêm một số khoản như bảo hiểm y tế, tiền phục vụ bán trú, tiền học thêm... Bên cạnh đó, một số khoản hội phụ huynh không được phép thu cũng được quy định cụ thể.

Tăng học phí một số cấp học

Trong năm học mới 2019-2020, Hà Nội sẽ tăng học phí đối với cấp học mầm non (không bao gồm mầm non 5 tuổi), THPT, Giáo dục thường xuyên cấp THPT. Đối với khu vực thành thị, mức thu học phí là 217.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn là 95.000 đồng/tháng, khu vực miền núi là 24.000 đồng/tháng.

Đối với cấp học mầm non 5 tuổi, THCS, Giáo dục thường xuyên cấp THCS mức thu học phí năm học 2019-2020 giữ nguyên như năm học trước, với mức thu học phí khu vực thành thị vẫn là 155.000 đồng/tháng; khu vực nông thôn là 75.000 đồng/tháng và khu vực miền núi là 19.000 đồng/tháng.

Ngoài học phí, theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, học sinh các trường công lập tại Hà Nội sẽ phải đóng góp những khoản tiền ngoài học phí như: Tiền phục vụ bán trú, tiền học 2 buổi/ngày, tiền bảo hiểm y tế, tiền học phẩm...

Mức thu tiền ăn (mầm non, tiểu học, THCS) theo thỏa thuận của phụ huynh với nhà trường. Tiền chăm sóc bán trú tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng. Tiền trang thiết bị phục vụ bán trú tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh mầm non, 100.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh tiểu học và THCS. Theo đó, số tiền này sẽ được chi dành cho bữa ăn của học sinh tại trường; bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ công tác bán trú; trang bị cơ sở vật chất như giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, xoong, nồi, bếp gas…

Tiền học 2 buổi/ngày: Mức thu với học sinh tiểu học tối đa 100.000 đồng/học sinh/ tháng. Với học sinh THCS: Tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng.

Khoản tiền này sẽ dùng để bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, điện, nước, vệ sinh…

Riêng với khoản tiền quần áo đồng phục, phù hiệu – khoản thường có nhiều phản ánh thu chi hàng năm qua tại một số trường, Sở GD&ĐT yêu cầu: Phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu được thu trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường.

Quy định rõ các khoản tiền học sinh phải đóng đầu năm học 2019-2020 ảnh 1

Các khoản thu của học sinh Hà Nội đầu năm học đã được quy định cụ thể, trường nào sai phạm, Hiệu trưởng sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh: T.F)

Phát sinh lạm thu, sẽ xử lý nghiêm

Để chấm dứt tình trạng lạm thu, trong công văn hướng dẫn công tác tăng cường quản lí thu chi năm học 2019-2020 mới được ban hành, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý về 7 khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu, gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Trước đây, học sinh các trường công lập tại Hà Nội còn phải đóng thêm khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Tuy nhiên, từ năm 2018, Hà Nội đã ban hành Quyết định 04/2018/QĐ-UBND yêu cầu cấm thu các khoản đóng góp này.

Để chấm dứt tình trạng lạm thu, TP cũng đã ra Công văn 3464/UBND-KGVX, trong đó tuyệt đối cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định; trường nào để xảy ra tình trạng lạm thu, hiệu trưởng sẽ bị xử lý nghiêm.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, tình trạng lạm thu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phụ huynh, học sinh có nhu cầu học tập cao. Nhà trường triển khai để đáp ứng nhu cầu đó nhưng không nghiên cứu văn bản hoặc lạm dụng chương trình dạy tùy tiện dẫn đến việc thu chi không đúng quy định. Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin sở này sẽ xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ trường hợp sai phạm nào.

Theo Pháp luật và Xã hội
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).