Hầu hết các chất thải đã bị đổ vào vùng đồng bằng sông Dương Tử và sông Châu Giang trên bờ biển phía đông Trung Quốc gần các khu công nghiệp, theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE).
"Hiện tại, môi trường sinh thái biển đang có vấn đề, khi một số địa phương không thể hiện nhiều nhận thức hoặc không chú ý đầy đủ và thiếu sáng kiến", ông Huo Chuanlin - quan chức phụ trách bộ phận môi trường biển của MEE, cho biết trong cuộc họp giao ban.
Mặc dù một số nhóm môi trường đã chỉ trích Trung Quốc đổ rác thải vào vùng nước ven biển, ông Huo nói rằng tình trạng chung của các vùng nước ven biển Trung Quốc đã được cải thiện và nước này không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ở các đại dương.
"Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm nhựa, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc là một quốc gia gây ô nhiễm nhựa biển lớn", ông Huo nói.
Năm ngoái, có trung bình 24 kg rác trôi nổi cho mỗi 1.000 m2 nước mặt của Trung Quốc, theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, trong đó có khoảng 90% tất cả rác là nhựa.
Bắc Kinh đã phân bổ 992 triệu USD trong năm nay để làm sạch Vịnh Bohai cực kỳ ô nhiễm, một trong những vịnh tạo nên Vịnh Bột Hải. Theo ông Huo, chính phủ Trung Quốc có thể không thể đạt được mục tiêu của mình là đảm bảo rằng ít nhất 73% nước vịnh Bột Hải đủ an toàn cho con người.
Trung Quốc cũng đang cố gắng di chuyển các ngành công nghiệp thép và hóa dầu gây ô nhiễm ra khỏi các cửa sông đổ ra biển.