RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - RM của nhóm BTS đã luôn thể hiện niềm say mê to lớn đối với nghệ thuật nói chung và sự ủng hộ đối với các nghệ sĩ Hàn Quốc nói riêng. Anh từng quyên góp 100 triệu won (khoảng 84.000 đô la Mỹ lúc bấy giờ) cho Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia (MMCA) để tái bản những cuốn sách nghệ thuật đã ngừng in ấn và phân phối chúng cho các thư viện. 
Trưởng nhóm BTS luôn thể hiện sự ủng hộ của mình với các nghệ sĩ Hàn Quốc. Anh đến thưởng thức, nghiên cứu tác phẩm của họ, mua những tác phẩm ưng ý bổ sung vào bộ sưu tập cá nhân của mình, đôi khi còn tự mình "trò chuyện" với chúng. .
Trưởng nhóm BTS luôn thể hiện sự ủng hộ của mình với các nghệ sĩ Hàn Quốc. Anh đến thưởng thức, nghiên cứu tác phẩm của họ, mua những tác phẩm ưng ý bổ sung vào bộ sưu tập cá nhân của mình, đôi khi còn tự mình "trò chuyện" với chúng. .

RM (tên thật Kim Namjoon, 1994), trưởng nhóm nhạc Hàn Quốc BTS, lần đầu tiên đến thăm nhà ga Grand Central Terminal ở Manhattan, New York để biểu diễn cho chương trình truyền hình Mỹ ăn khách "Tonight Show" của Jimmy Fallon. Thời điểm đó là vào đầu năm 2020, trước khi toàn bộ lockdown vì đại dịch COVID-19. RM cùng sáu thành viên còn lại của BTS và vũ đoàn đã có một màn trình diễn đầy mạnh mẽ, cuồng nhiệt cho đĩa đơn “ON” trong một không gian rộng lớn và vắng vẻ.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 1

BTS với màn trình diễn "ON" tại Grand Central Terminal.

Cuối năm 2021, RM đã quay trở lại nhà ga này với tư cách một hành khách bình thường, không phải một nghệ sĩ. “Cảm giác thực sự lạ khi ở Grand Central lần thứ hai với nhiều người xung quanh như vậy,” RM kể, "Tôi chỉ là một hành khách mua vé, đến đây cùng bạn mình." Họ nhảy lên một chuyến tàu Metro-North về phía Bảo tàng Nghệ thuật Dia Beacon, nằm trên bờ sông Hudson ở Beacon, New York.

“Đó là một thế giới không tưởng,” anh nhớ lại về căn phòng trưng bày những tác phẩm của On Kawara, một nghệ sĩ khái niệm người Nhật sống ở thành phố New York từ năm 1965, và là nghệ sĩ yêu thích của RM.

Dia là điểm dừng chân mới nhất trong hành trình nghệ thuật mà RM, 27 tuổi, đã đi trong vài năm qua, đem theo mong mỏi xây dựng một bộ sưu tập cá nhân và mở một không gian nghệ thuật.

Những người hâm mộ nhiệt thành của BTS (còn gọi là ARMY) cũng thường xuyên bày tỏ sự thích thú với các bài đăng về các triển lãm, tác phẩm nghệ thuật trên mạng xã hội của RM. Theo bà Park Kyung-mee, chủ tịch của Phòng trưng bày nghệ thuật PKM Gallery ở Hwa-dong, trung tâm Seoul, và PKM Trinity Gallery ở Cheongdam-dong, Nam Seoul, RM đã giúp nghệ thuật dễ tiếp cận hơn với công chúng. “Cậu ấy đang giúp loại bỏ rào cản giữa các tổ chức nghệ thuật - phòng trưng bày và bảo tàng - với những người trẻ tuổi,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại PKM Gallery ở Seoul.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 2

RM tại phòng thu âm của anh ở Seoul, bên trong được trang trí bằng nhiều tác phẩm từ bộ sưu tập cá nhân, bao gồm các tác phẩm của Park Soo Keun, Ugo Rondinone, Yun Hyong-keun và Chang Ucchin.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 3

Một buổi hòa nhạc của BTS tại Citi Field, Queens, New York, vào năm 2018.

RM cũng đã đảm nhận vai trò hỗ trợ nghệ thuật (Art supporter). Anh từng cho Bảo tàng Nghệ thuật Seoul mượn tác phẩm điêu khắc ngựa bằng đất nung của nghệ sĩ Hàn Quốc Kwon Jin-kyu vào năm 2020. RM cũng đã quyên góp 100 triệu won (khoảng 84.000 đô la Mỹ lúc bấy giờ) cho Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia (MMCA) để tái bản những cuốn sách nghệ thuật đã ngừng in ấn và phân phối chúng cho các thư viện. Hội đồng nghệ thuật Hàn Quốc, một cơ quan trực thuộc chính phủ Hàn Quốc, sau đó đã vinh danh RM - Kim Namjoon là Nhà Tài trợ Nghệ thuật (Art Sponsor) của năm. “Chúng tôi rất vui khi RM, người có tầm ảnh hưởng toàn cầu cao, là một người yêu nghệ thuật,” giám đốc MMCA Youn Bummo viết.

Ảnh hưởng toàn cầu đó gần như không thể đo lường được. Kênh YouTube của BTS có hơn 70 triệu người đăng ký và riêng Instagram của RM có 37 triệu người theo dõi, trong khi MMCA có 200.000 người theo dõi). Một vlog dài 35 phút mà RM ghi lại về chuyến thăm Hội chợ Nghệ thuật Quốc tế Art Basel ở Thụy Sĩ vào mùa hè vừa qua đã thu về gần 6 triệu lượt xem.

Điều đáng chú ý là niềm đam mê nghệ thuật thị giác (Visual Art) của RM đến nhờ sự tình cờ, chính xác hơn là "một cuộc gặp gỡ tình cờ”. RM lớn lên ở gần thủ đô Seoul và bố mẹ anh cũng thường xuyên đưa con trai đến các viện bảo tàng, nhưng lúc đó, cậu nhóc Kim Namjoon không nghĩ rằng bản thân sẽ yêu thích và gắn bó với nghệ thuật nhiều như vậy. Mãi đến năm 2018, trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của BTS, RM đã suy nghĩ về việc nên làm gì trong thời gian rảnh, cuối cùng anh chọn ghé thăm Viện Nghệ thuật Chicago, một bảo tàng mỹ thuật nằm tại công viên Grant Park. Những bức tranh của Georges Seurat (họa sĩ trào lưu Tân ấn tượng, người phát triển nghệ thuật chấm màu) và Claude Monet (một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng) đã làm anh say đắm. RM nói: “Cảm giác của tôi lúc đó gần giống như mắc phải hội chứng Stendhal (bị sốc vì cái đẹp), ám chỉ tình trạng mà nghệ thuật gây ra các triệu chứng thể chất ở người xem, như choáng váng hoặc nhịp tim nhanh. Thật là một cú sốc khi được tận mắt chứng kiến ​​những tác phẩm mà bản thân mới chỉ biết đến các bản sao. [Tôi đã phải thốt lên] 'Wow. Tôi đã được xem những tác phẩm nghệ thuật này, thật là một trải nghiệm tuyệt vời '.”

Bất cứ khi nào chủ đề chuyển sang nghệ thuật, người nghệ sĩ - nhạc sĩ - rapper vốn đã tràn đầy năng lượng lại càng trở nên đặc biệt hào hứng: “Tôi đã bỏ dở việc học khi mới 17 tuổi vì [theo đuổi sự nghiệp của] BTS, bởi vì tôi khi đó mới chỉ là một thực tập sinh,” anh nói, liệt kê tất cả các hoạt động luyện tập liên quan. “Nhưng sau 10 năm, tôi gặp nghệ thuật, và tôi bắt đầu đọc lại những cuốn sách - một cách nghiêm túc.”

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 4

Ở bên trái, trong phòng thu âm của RM, một tác phẩm của Yun Hyong-keun; ở bên phải, tác phẩm của nhà thư pháp thời Joseon Kim Jeong-hui.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 5

Tác phẩm "Companion" của KAWS.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 6

Ở trên cùng, các tác phẩm sưu tầm của Bearbrick từ bộ sưu tập cá nhân của RM.

Ngay từ khi còn nhỏ, RM đã sưu tập: tem, tiền xu, thẻ Pokémon, đá quý hiếm (“không đắt tiền”, anh nhấn mạnh) và sau đó là những món đồ chơi. Có thể thấy trong phòng thu âm của RM những mô hình của KAWS (một nghệ sĩ và nhà thiết kế người Mỹ), một chiếc bàn của George Nakashima (một thợ mộc, kiến ​​trúc sư và nhà sản xuất đồ nội thất người Mỹ), một bức tranh trừu tượng của Yun Hyong-keun với ba khối sơn phát sáng... Một bức tường treo hơn 20 tác phẩm, nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ chủ chốt của Hàn Quốc thế kỷ 20 như Park Soo Keun, Chang Ucchin và Nam June Paik.

Những ngày tháng lưu diễn ở nước ngoài càng khiến RM ghi nhớ rằng “nguồn gốc của tôi là Hàn Quốc,” anh ấy nói. Vì vậy, RM đã tập trung làm dày bộ sưu tập của mình bằng các tác phẩm từ những nghệ sĩ Hàn, đặc biệt là những thế hệ đã trải qua Chiến tranh Triều Tiên, chế độ độc tài quân sự và sự bấp bênh về kinh tế. Những nghệ sĩ này không được biết đến nhiều bên ngoài biên giới đất Hàn. “Tôi đã có thể cảm nhận được mồ hôi và máu của họ,” RM nói.

Khi được hỏi về sở thích cụ thể của mình, RM đề cập đến việc bị cuốn hút vào nghệ thuật nói về “sự vĩnh cửu", dường như tương phản với guồng quay bận rộn từ ngành công nghiệp K-pop. RM quan tâm đến nghệ thuật từ quá khứ, nhưng cũng cố gắng tìm hiểu về nghệ thuật mới hơn. Trái ngược hoàn toàn, âm nhạc của cá nhân RM luôn có kết cấu hiện đại, thậm chí mang tính thử nghiệm.

RM, trưởng nhóm nhạc BTS, đảm nhận vai trò mới: 'Nhà bảo trợ nghệ thuật' ảnh 7

Hàng trên cùng bao gồm các tác phẩm của Suh Seung-Won và Takashi Murakami.

Hàng giữa: Kim Chong Hak, Ugo Rondinone, Yun Hyong-keun.

Ảnh dưới bên phải: Park Soo Keun.

Được bao quanh bởi những tác phẩm của những tên tuổi vĩ đại, "Tôi cảm thấy như họ đang theo dõi tôi", RM nói. “Tôi có động lực. Tôi muốn trở thành một người tốt hơn, một người trưởng thành tốt hơn, bởi vì có ánh hào quang đang đến từ những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày này ”. Khi anh cảm thấy "mệt mỏi hoặc thất vọng, đôi khi tôi đứng đó và trò chuyện" với những bức tranh. Đứng trước tranh của Yun, RM có thể hỏi, “Mr. Yun, sẽ ổn thôi, đúng không? ”

RM đang suy nghĩ về định hướng tương lai của bản thân. Thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với đàn ông Hàn Quốc đang đến gần, các thành viên của BTS cũng bắt đầu dành thời gian cho các dự án solo ngay bây giờ. Vài tháng trước, RM nói với Marc Spiegler, giám đốc toàn cầu của Art Basel, trên podcast của hội chợ, rằng anh đang nghĩ về việc mở một không gian nghệ thuật. "Tôi muốn nó thực sự yên tĩnh và êm ả, nhưng vẫn phải trông thật ngầu."

RM đã tưởng tượng ra trong khuôn viên của không gian nghệ thuật đó một quán cà phê ở tầng trệt và các khu vực triển lãm ở trên, trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ Hàn Quốc và quốc tế theo những cách có thể thu hút giới trẻ. “Tôi nghĩ rằng có một số thứ mà tôi có thể cung cấp với tư cách là một người ngoài ngành nghệ thuật,” anh nhận định.

Theo New York Times
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.