Rừng toàn cầu 'bốc hỏa' vì biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tác động của biến đổi khí hậu đối với nguy cơ cháy rừng được dự đoán sẽ leo thang trong tương lai, với mỗi mức độ tăng thêm sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Rừng toàn cầu 'bốc hỏa' vì biến đổi khí hậu ảnh 1

Nghiên cứu gần đây nhất được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học East Anglia ở Anh đang cho những kết quả tiêu cực, rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã đẩy nguy cơ cháy rừng trên toàn cầu lên cao chưa từng có. Thời tiết nắng cháy, khô nóng dễ dẫn đến cháy rừng đang ngày càng gia tăng, điều này khiến cảnh quan núi rừng trên toàn cầu rơi vào tình trạng nguy hiểm, dễ bị cháy thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Các mô hình khí hậu cho thấy ở một số khu vực trên thế giới, ví dụ như Địa Trung Hải và Amazon, gần đây tần suất xuất hiện các điều kiện thời tiết nắng cao, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn trong thời hiện đại cao chưa từng có trong lịch sử, do con người gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu khoảng 1,1 °C. Quan trọng hơn, điều này xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới nếu nhiệt độ toàn cầu đến lên đến 2-3 °C theo quỹ đạo hiện tại.

Nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học East Anglia (UEA), Đại học Swansea, Đại học Exeter và Văn phòng Met ở Anh, Trung tâm Khoa học Khí hậu CSIRO ở Úc, cùng các đồng nghiệp từ Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan đã khám phá mối quan hệ giữa các xu hướng cháy - trong quá khứ, hiện tại và tương lai - với một loạt các biện pháp kiểm soát đối với hiện tượng cháy, việc sử dụng đất và thay đổi năng suất thảm thực vật, có tác động quan trọng đến việc cháy rừng và sự lan rộng của cháy rừng trên toàn cầu.

Tiến sĩ Matthew Jones, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Tyndall tại UEA, cho biết: “Cháy rừng có thể gây ra những tác động bất lợi vô cùng lớn đến xã hội, kinh tế, sức khỏe và sinh kế của con người, đa dạng sinh học và lưu trữ carbon. Việc làm rõ mối liên hệ giữa các xu hướng cháy rừng và biến đổi khí hậu là rất quan trọng để hiểu được các mối đe dọa cháy rừng ở các vùng khí hậu trong tương lai. Các nước có thể đẩy lùi hoặc chống lại nguy cơ cháy rừng gia tăng do biến đổi khí hậu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của chúng”.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng con người có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc làm tăng hay giảm sự lây lan của cháy rừng. Chẳng hạn, con người đã làm tăng khả năng bắt lửa và làm giảm khả năng chống cháy tự nhiên của một số hệ sinh thái, đáng chú ý nhất là ở các vùng phía rừng nhiệt đới lớn của Amazonia và Indonesia.

Ngược lại, con người cũng đã làm giảm sự lây lan của cháy rừng bằng cách chuyển đổi đất sang nông nghiệp và chia cắt thảm thực vật tự nhiên, như đã thấy ở các đồng cỏ savannah ở Châu Phi, Brazil và Bắc Úc trong những thập kỷ gần đây. Họ cũng có thể làm giảm các vụ bắt lửa không mong muốn hoặc sử dụng phương pháp chữa cháy để dập tắt các đám cháy rừng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn ở những vùng mà lửa là một thành phần tự nhiên trong hoạt động của các hệ sinh thái.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.