Phốt pho là một vật chất quan trọng của sự sống, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ bản và hình dạng chuỗi xoắn kép của ADN và ARN.
Hàng tỷ năm trước trên Trái đất sơ khai, hầu hết phốt pho sẵn có bị phong tỏa trong các khoáng chất không hòa tan.
Tuy nhiên, một loại khoáng chất tên schreibersite, có tính phản ứng cao và tạo ra phốt pho, có khả năng hình thành các phân tử hữu cơ.
Vì hầu hết schreibersite trên Trái đất đến từ thiên thạch, sự xuất hiện của sự sống ở đây từ lâu đã được cho là gắn liền với sự xuất hiện của các mẫu đá ngoài Trái đất.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Anh đã sử dụng kỹ thuật hình ảnh hiện đại để phân tích lượng khoáng chất tạo phốt pho được hình thành trong mỗi lần sét đánh.
Sau đó, họ ước tính lượng schreibersite có thể được tạo ra qua các eon trước và khoảng thời gian xuất hiện sự sống trên Trái đất, vào khoảng 3,5 tỷ năm trước.
Benjamin Hess, tác giả chính của nghiên cứu từ Khoa Khoa học Trái đất và Hành tinh của Đại học Yale, cho biết: “Các vụ sét đánh vào Trái đất sơ khai có thể đã cung cấp một lượng phốt pho đáng kể.
Trong bài đăng trên tạp chí Nature Communications, Hess và các đồng nghiệp của ông ước tính rằng các tia sét có thể tạo ra từ 110 đến 11.000 kg phốt pho mỗi năm.
Sử dụng các mô phỏng về khí hậu trên Trái đất thuở sơ khai, nhóm nghiên cứu cho rằng trong khi các tia sao băng bắt đầu giảm sau khi Mặt trăng được hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, các tia sét đã vượt mặt những tảng đá từ ngoài không gian để sản xuất phốt pho cho Trái đất vào khoảng 3,5 tỷ năm trước.
Thời điểm đó trùng với nguồn gốc của sự sống.
Hess nói rằng nghiên cứu không hoàn toàn coi các thiên thạch như một nguồn phốt pho mang lại sự sống khác.
“Những tác động của sao băng vào khoảng thời gian sự sống xuất hiện ít hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây một thập kỷ", ông Hess nói. "Tác động của sao băng giảm dần theo thời gian trong khi sét, ít nhất là trên Trái đất, tương đối ổn định theo thời gian".