Săn bắt cá mập quá mức để lại 'lỗ hổng' cho hệ sinh thái đại dương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới, việc đánh bắt quá mức đã xóa sổ hơn 70% một số quần thể cá mập và cá đuối trong nửa thế kỷ qua, để lại một "lỗ hổng ngày càng lớn" trong đời sống đại dương.
Săn bắt cá mập quá mức để lại 'lỗ hổng' cho hệ sinh thái đại dương

Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự sụt giảm đáng báo động của các loài cá mập, từ cá mập đầu búa đến cá đuối.

Trong số những loài bị ảnh hưởng nặng nề nhất là cá mập trắng đại dương, một loài cá mập mạnh thường được mô tả là đặc biệt nguy hiểm đối với con người, hiện đang ở trên bờ vực tuyệt chủng do hoạt động săn bắt của con người để lấy vây.

Nick Dulvy, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tại Đại học Simon Fraser (Canada), cho biết số lượng toàn cầu của loài cá mập trắng đã giảm 98% trong 60 năm qua.

“Đây là sự suy giảm tồi tệ hơn hầu hết các quần thể động vật có vú lớn trên cạn, loài cá mập trắng đang bị đe dọa giống như cá voi xanh”, ông Dulvy nói.

Giáo sư Dulvy và một nhóm các nhà khoa học đã dành nhiều năm thu thập và phân tích thông tin từ các nghiên cứu khoa học và dữ liệu nghề cá để xây dựng bức tranh về tình trạng toàn cầu của 31 loài cá mập và cá đuối.

Họ phát hiện 3/4 số loài được kiểm tra đã suy giảm số lượng đến mức chúng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature, chỉ ra vấn nạn đánh bắt quá mức và khả năng bảo vệ yếu kém, đã khiến số lượng cá mập trên thế giới tụt dốc, nhưng vẫn có cơ hội để đảo ngược thực trạng này nếu các nỗ lực bảo tồn được triển khai.

Nathan Pacoureau, tác giả chính của nghiên cứu, khẳng định: “Dữ liệu cho thấy một lỗ hổng đang ngày càng gia tăng trong hệ sinh thái của đại dương".

Ba loài cá mập bao gồm cá mập vây trắng, cá nhám búa và cá mập đầu búa lớn, đều suy giảm hơn 80% dân số và hiện đang ở mức nguy cấp. Các loài cá mập và cá đuối đặc biệt dễ bị suy giảm dân số vì chúng phát triển chậm và sinh sản tương đối không thường xuyên.

Nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng gấp hai lần trong nửa thế kỷ qua trong việc sử dụng phương pháp đánh bắt bằng dây câu và lưới vây, vốn có thể bẫy các sinh vật biển một cách bừa bãi, bao gồm cả những động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo AFP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.