Sán dài gần 3 m làm tổ trong ruột bé gái

(Ngày Nay) - Các bác sĩ tại Đài Loan vừa loại bỏ sán dây có chiều dài lên đến 2,6 m bên trong ruột của một bé gái 8 tuổi.
Hình ảnh giun sán dây cá dài 2,6 m được lấy từ ruột em bé 8 tuổi, giấu tên, người Đài Loan. Ảnh: Taipei Tri-Service General Hospital.
Hình ảnh giun sán dây cá dài 2,6 m được lấy từ ruột em bé 8 tuổi, giấu tên, người Đài Loan. Ảnh: Taipei Tri-Service General Hospital.

Người thân trong gia đình cho biết cô bé rất thích ăn sashimi và sushi, hai món ăn truyền thống của Nhật Bản với thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Tuy nhiên, sau khi ăn món sashimi tại một nhà hàng ở Đài Bắc, cô bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở trực tràng.

Em được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa Tri-Service. Tại đây các bác sĩ đã lấy ra từ ruột của cô bé một con sán dây dài 2,6 m.

Bác sĩ Wang Zhijian, khoa Nhi, cho biết cô bé đã mắc một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Diphyllobothrium Latum, hay còn gọi là sán dây cá. Đây là loài sán dây lớn nhất sống ký sinh trong ruột non của con người, kích thước của chúng có thể lên tới 10 m.

Ấu trùng của Diphyllobothrium latum ẩn mình trong loài cá và lây nhiễm vào cơ thể người khi chúng ta ăn thịt cá sống. Khi vào cơ thể người, ấu trùng sán dây cá sẽ bám vào thành ruột non, hấp thu các chất dinh dưỡng và phát triển thành sán trưởng thành chỉ trong thời gian khoảng 30 ngày.

Sán trưởng thành sẽ đẻ trứng và có thể sống ký sinh trong cơ thể người nhiều năm liền mà không bị phát hiện. Người nhiễm sán dây cá sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, táo bón và khó chịu ở bụng. Tuy nhiên, một số trường hợp ấu trùng của sán sẽ di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và bắt đầu gây ảnh hưởng đến gan, mắt, tim hoặc não và có thể đe dọa đến mạng sống của người bệnh.

Hiện bé gái đang phục hồi rất tốt sau khi loại bỏ sán dây cá ra khỏi cơ thể. Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo rằng người dân không nên ăn thực phẩm sống, đặc biệt là thịt cá, bò, lợn và cần phải nấu chín kỹ trước khi ăn.

Theo Zing
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.