Sáng tạo để hòa nhập: UNESCO-Citi gặp gỡ các nghệ nhân khuyết tật Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo UNESCO, ước tính người khuyết tật (NKT) chiếm gần 15% dân số toàn cầu, và con số thực tế có thể còn lớn hơn do vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong thực hiện điều tra dân số ở các thị trấn và làng nhỏ. Sự tham gia đầy đủ và bình đẳng trong xã hội của đối tượng này được xem là một thách thức lớn cần giải quyết.
Sáng tạo để hòa nhập: UNESCO-Citi gặp gỡ các nghệ nhân khuyết tật Indonesia

Nhân Ngày Người khuyết tật Thế giới 3/12/2021, chương trình Tuổi trẻ sáng tạo UNESCO-CITI đã mời hai nghệ nhân Batik người Indonesia, Trimah và Hemanto, đến trình bày giới thiệu về tác phẩm của mình tại tọa đàm được phát sóng trực tiếp trên YouTube.

Sáng tạo để hòa nhập: UNESCO-Citi gặp gỡ các nghệ nhân khuyết tật Indonesia ảnh 1

Batik là một tấm vải tạo ra bằng kỹ thuật nhuộm sáp và in hoa văn theo phương pháp thủ công truyền thống. Nghệ thuật Batik xuất hiện từ hơn 2500 năm trước ở Viễn Đông, Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia...

Mặc dù Indonesia không phải là nơi sản sinh ra Batik, đất nước này vẫn được coi là "quốc gia của Batik", nơi mà nghệ thuật Batik đạt đến đỉnh cao. Vải Batik được coi là một sản phẩm thương hiệu quốc gia Indonesia trên thế giới.

Vào năm 2010, khi Trimah lần đầu tiên nhìn thấy mọi người bôi sáp lên vải batik, sự tò mò của cô ngày càng lớn, và cô đã tự hỏi liệu mình có thể làm điều tương tự với bàn chân của mình hay không. Vượt qua nhiều thử thách, Trimah giờ đã trở thành nữ nghệ nhân-doanh nhân và điều hành thương hiệu của riêng mình - "Batik Samparan".

Sáng tạo để hòa nhập: UNESCO-Citi gặp gỡ các nghệ nhân khuyết tật Indonesia ảnh 2

Trimah cho biết, kỹ năng làm batik đã giúp cô có được sự độc lập về tài chính và nâng cao phẩm giá, lòng tự trọng của chính mình.

Một tai nạn đã khiến đôi chân của Hermanto vĩnh viễn mang thương tật ở tuổi 18. Tuy nhiên, việc gặp gỡ những người cùng cảnh ngộ đã giúp anh thoát khỏi tuyệt vọng, tiếp thêm nghị lực để tiếp tục cuộc sống. Hermato luôn yêu thích việc vẽ. Chính sở thích này đã tự nhiên đưa anh ta đến với nghề làm batik.

Kể từ năm 2015, anh đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm khác nhau, như đế lót ly, khăn trải bàn hay hộp đựng khăn giấy, và bán chúng tại nhà ở Candi Sambisari, Quận Sleman thuộc tỉnh Yogyakarta. Chất liệu vải mềm mại, đầy màu sắc và sự chăm chút đến từng chi tiết trên mỗi sản phẩm đã mang lại tên tuổi cho anh.

Sáng tạo để hòa nhập: UNESCO-Citi gặp gỡ các nghệ nhân khuyết tật Indonesia ảnh 3

“Người khuyết tật gặp nhiều thách thức trong quá trình sản xuất batik, chẳng hạn như đun sôi sáp hoặc nâng vật liệu nặng. Tuy nhiên, tất cả những điều này có thể được giải quyết thông qua mạng lưới quan hệ đối tác.” Nghệ nhân Hermanto chia sẻ.

Trong sự kiện này, các sản phẩm của Trimah và Hemanto cũng như của các nghệ nhân khuyết tật khác đã được giới thiệu và bán trực tuyến.

Nhà thiết kế trẻ Ronny Billiardo cũng đã quyết định bắt tay với Trimah và Hemanto để thiết kế ra những bộ trang phục thời trang ứng dụng batik và mang hơi thở đương đại.

Bà Poppy Dharsono, Người sáng lập, Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Thời trang - Doanh nhân Indonesia nhấn mạnh rằng làm việc với NKT không biến tất cả trở thành một chuỗi "hoạt động từ thiện". Ngược lại, sự hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có thể mang đến những sản phẩm cao cấp cho thị trường quốc tế. Trường Thiết kế Thời trang Poppy Dharsono của bà đang hợp tác với một số nhà thiết kế khuyết tật, và bà nhận định, họ có thể cho ra đời những sản phẩm được sáng tạo ở trình độ cao nhất.

Theo UNESCO
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.