Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng?

Dù với những công nghệ tiên tiến hiện tại vượt xa những năm 70 thế kỷ trước, con người vẫn chưa đặt chân trở lại vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969. Ảnh: Thevintagenews.
Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969. Ảnh: Thevintagenews.

Con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Ba năm sau, ngày 11/12/1972, tàu vũ trụ Apollo 17 mang theo 3 phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt là những người cuối cùng đặt chân lên ngôi sao này, cho đến nay.

Tại sao trong 45 năm qua chúng ta không quay trở lại Mặt trăng? Tại sao cuộc chạy đua vào không gian lại thay đổi chóng mặt trong suốt bốn thập kỷ qua?

Cuộc chạy đua tốn kém

Những năm sau Thế chiến II và thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô đều trong một cuộc chạy đua vũ trang quân sự lớn. Cuộc cạnh tranh lên đến đỉnh điểm với sự phát triển các loại tên lửa có thể bắn vào bất kỳ mục tiêu trên toàn thế giới.

Nhằm giành lấy cho mình những lợi thế, cả hai nước đều cố gắng là quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, sau đó là Mặt trăng. Điều gì đến cũng phải đến, cuộc chạy đua đưa người vào không gian nổ ra.

Tháng 10/1957, Moscow phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người lên không gian. Sau đó đưa Yuri Gagarin vào không gian năm 1961.

Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), sự kiện đã tạo nên cơn hoảng loạn ở nước này. Giới quân sự Mỹ nhận thấy loại tên lửa đưa vệ tinh Sputnik lên quỹ đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mọi mục tiêu.

Và khi căng thẳng giữa hai quốc gia tăng lên, đồng nghĩa các chương trình không gian lúc này đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh quân sự của mỗi bên, cũng ngày càng được triển khai gấp rút.

Đến năm 1966, khi cuộc đua quân sự đạt đỉnh điểm, ngân sách của NASA chiếm đến 4,5% toàn bộ ngân sách liên bang. Theo Death by Cosmos, con số này vào khoảng 182 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay. Mỹ đã có những bước tiến lớn trong chương trình không gian của họ, đi kèm với đó là chi phí bỏ ra không hề nhỏ.

Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng? ảnh 1
Vị trí tàu Apollo 17 đáp xuống Mặt trăng. Hình được chụp bởi vệ tinh Lunar Reconnaissance Orbiter. Ảnh: NASA.

Tuy nhiên năm 1982, chi phí cho dự án tàu không gian chỉ bằng 0,75% ngân sách liên bang. Đến những năm 2000, số tiền cho Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) thậm chí còn nhỏ hơn. Thời điểm tàu không gian Apollo đáp xuống Mặt trăng năm 1969, hỗ trợ chính trị và kinh tế cho dự án Apollo cũng đã bắt đầu suy yếu dần.

Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào năm 1973, người dân Mỹ dần trở nên e dè hơn với các quyết sách chi tiêu. Các cuộc thăm dò không gian vẫn được thực hiện nhưng phải được tính toán kỹ càng hơn về mặt tài chính. NASA cũng bị giới hạn trong các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình. Đây cũng là khoảng thời gian tổ chức này bắt đầu với các dự án trạm không gian Skylab và tàu con thoi Space Shuttle.

Cũng trong thời gian này, NASA chấm dứt các dự án tên lửa Saturn V, những tên lửa không sử dụng cũng được đưa vào bảo tàng. Các dự án cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho việc đổ bộ lên Mặt trăng cũng bị hoãn vô thời hạn.

Dự án tàu con thoi cũng gặp vấn đề. Các con tàu được thiết kế tái sử dụng nhằm giảm chi phí, song theo thời gian, nó lại trở nên quá phức tạp để làm mới. Đỉnh điểm là khi tàu con thoi Challenger phát nổ vào năm 1986 giết chết tất cả thủy thủ đoàn, dự án đã bị hoãn lại trong hơn hai năm rưỡi.

Sau 45 năm, vì sao con người vẫn chưa trở lại Mặt trăng? ảnh 2

Mẫu đất bề mặt Mặt trăng được Apollo 17 thu thập. Ảnh: Wknight94 CC BY-SA 3.0.

Thời hậu Liên Xô

Những năm 1990, Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, những dự án chạy đua như tàu con thoi đột nhiên trở nên thừa thải. Cơ quan Vũ trụ mới của Liên bang Nga lúc này cũng phải tận dụng những con tàu như Soyuz ra đời từ thập niên 60.

NASA luôn muốn xây dựng một trạm không gian, nhưng chi phí là vô cùng đắt đỏ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ muốn hợp tác với Nga và nhiều nước khác để chia sẻ phần gánh nặng xây dựng ISS.

Các tàu con thoi được tận dụng để làm trạm không gian, trong khi những con tàu như Soyuz dùng để chuyên chở phi hành gia và hàng hóa. Ngoài ra, sự tham gia của phi hành gia ở nhiều nước cũng góp phần xây dựng mối quan hệ quốc tế.

Những năm gần đây, thăm dò không gian đã bắt đầu được ưu tiên trở lại, NASA đang chuẩn bị cho ra mắt tàu vũ trụ Orion, có khả năng vượt ra ngoài quỹ đạo Trái Đất để đến Mặt trăng, thậm chí là sao Hỏa.

Ngoài ra, những công ty như SpaceX đang có nhiều bước tiến lớn trong việc tạo ra các công nghệ với chi phí rẻ hơn, hứa hẹn ngày con người đặt chân trở lại Mặt trăng sẽ không còn xa.

Theo Zing
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?