Sau năm 2020, học sinh không bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT

 Dự kiến sau năm 2020, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp, chỉ khi có nhu cầu cấp bằng mới đăng ký tham gia thi.

Tại cuộc họp của Bộ GD&ĐT với Ủy ban Giáo dục quốc gia do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì sáng 25/9, bàn về lộ trình đổi mới thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dự kiến kỳ thi THPT 2020 giữ ổn định như 2019. Từ sau đó sẽ bắt đầu lộ trình đổi mới kỳ thi THPT quốc gia.

Mục tiêu của việc đổi mới nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực cho thí sinh và đảm bảo độ tin cậy. Từ đó nhằm đánh giá phẩm chất, năng lực của người học, tác động tích cực với quá trình dạy học ở phổ thông.

Một điểm đổi mới là sau khi hoàn thành chương trình THPT, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp. Những học sinh học xong chương trình lớp 12 đáp ứng các quy định của Bộ GD&ĐT thì được hiệu trưởng trường THPT hoặc giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Học sinh nào có nhu cầu dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT thì mới phải đăng ký tham gia thi THPT quốc gia.

Sau năm 2020, học sinh không bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT ảnh 1

Phương thức thi chủ yếu vẫn trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi. Phương thức thi trên máy tính sẽ được Bộ công bố trước một năm để phụ huynh và học sinh chủ động ôn tập, chuẩn bị tham gia kỳ thi.

Những thí sinh chọn hình thức thi trên máy tính có thể tham dự một số đợt thi trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT, sau đó lựa chọn kết quả cao nhất để xét công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng để đăng ký tuyển sinh tại một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tính khả thi của hoạt động tổ chức thi trên máy tính đã được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ trên thế giới với các tổ chức khảo thí độc lập như ETs, ACT...

Trong giai đoạn sắp tới, 2021-2025, kỳ thi không có sự thay đổi lớn so với năm 2019 nhưng được điều chỉnh phù hợp với thực tế. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, tập trung vào năm lớp 12.

Các bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ giữ ổn định như năm 2019. Các bài thi tổ hợp tự chọn (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội) sẽ cấu trúc lại câu hỏi theo chuẩn đầu ra của chương trình, giảm số câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp.

Theo VTC News
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.