Sau sốt đất ảo cục bộ, giá thị trường bất động sản sụt giảm mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau cơn sốt đất ảo xuất hiện cục bộ tại một số khu vực làm giá bất động sản sụt giảm mạnh, thị trường mất tính thanh khoản.
Sau sốt đất ảo cục bộ, giá thị trường bất động sản sụt giảm mạnh

Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam vừa công bố Báo cáo thị trường Bất động sản nhà ở tại TP.HCM và vùng phụ cận 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến diễn biến khá sôi động. Đà phục hồi xuất hiện ở hầu hết các phân khúc chủ chốt trên thị trường như: nhà phố biệt thự, căn hộ, đất nền,... Cùng với đó, vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức như lạm phát, sự bất ổn chính trị trên thế giới, khan hiếm nguồn cung mới,… Tác động trực tiếp đến bất động sản, hình thành nghịch lý về giá giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Sốt đất ảo khiến thị trường sụt giảm tại một số khu vực

Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng, giá đất tăng mạnh trong giai đoạn kinh tế suy giảm do dịch Covid-19. Nguyên nhân khách quan do một số vùng được nhà nước triển khai hạ tầng, nguồn tiền đền bù dự án sân bay Long Thành lan tỏa ra các vùng phụ cận. Ngoài ra, có sự hạn chế về nguồn cung mới và chi phí xây dựng tăng. Bên cạnh đó, tâm lý chủ quan giá đất sẽ tăng như các năm trước, e ngại đồng tiền mất giá do lạm phát tăng cũng gây tác động.

Sau sốt đất ảo cục bộ, giá thị trường bất động sản sụt giảm mạnh ảnh 1

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Ngược lại, giá bán thứ cấp ghi nhận sự sụt giảm cục bộở một số dự án hết chương trình ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi của chủ đầu tư hoặc một số thị trường,…Theo nhận định,lạm phát và lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó, một số khách hàng chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để bán bất động sản mới mức giá thấp hơn kỳ vọng, bán “lỗ” để thu hồi vốn.

Không những vậy, tình trạng “sốt đất ảo” đẩy giá bán bất động sản tăng - giảm với biên độ lớn ở một số nơi có thông tin quy hoạch, hạ tầng không rõ ràng,… cũng làm giá bất động sản ở các khu vực này sụt giảm mạnh, thị trường gần như mất thanh khoản sau khi cơn sốt đi qua.

Các chuyên gia dự báo, trong thời gian tới, đà tăng giá sơ cấp sẽ khó dừng lại, nguồn cung mới khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư còn rất lớn. Trong dài hạn nếu các rủi ro và thách thức đối với thị trường không được khắc phục, sự giảm giá trên thị trường thứ cấp diễn biến rõ nét hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của thị trường chung.

Thị trường tăng trưởng về nguồn cung và lượng tiêu thụ

Theo DKRA, thị trường bất động sản ở TP.HCM và vùng phụ cận sơ cấp tăng trưởng mạnh cả về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc. Với thị trường thứ cấp, mặt bằng giá tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, phân khúc đất nền đón nhận khoảng 30 dự án với nguồn cung gần 5.000 sản phẩm, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ chiếm khoảng 79% và tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung đất nền chủ yếu đến từ vùng phụ cận, tại TP.HCM vẫn tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới.

Với phân khúc căn hộ, có 38 dự án mở bán trong 6 tháng đầu năm và lượng tiêu thụ đạt 84% nguồn cung mới. Thị trường TP.HCM duy trì vị trí dẫn đầu khi chiếm 75.6% nguồn cung và 79.3% lượng tiêu thụ mới toàn thị trường.

Sau sốt đất ảo cục bộ, giá thị trường bất động sản sụt giảm mạnh ảnh 2

Toàn cảnh buổi báo cáo thị trường của DKRA Vietnam.

Với nhà phố, biệt thự, khu vực TP.HCM và các tỉnh giáp ranh sụt giảm nguồn cung và phân bổ không đồng đều. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường đón nhận 3.142 sản phẩm mới và lượng tiêu thụ đạt 64%. Đồng Nai ghi nhận giá bán cao nhất lên đến 107 tỷ đồng/căn. Bất động sản nghỉ dưỡng đón nhận hơn 2.700 sản phẩm mới trong 6 tháng đầu năm và đạt tỷ lệ tiêu thụ 75%.

Theo dự báo từ DKRA Vietnam, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền trong 6 tháng cuối năm không có nhiều đột biến và tiếp tục duy trì ổn định như giai đoạn đầu năm. Nguồn cung tập trung tại khu vực giáp ranh TP.HCM như Đồng Nai, Long An và Bình Dương.

Nguồn cung mới phân khúc căn hộ có thể sụt giảm, đạt khoảng 70% nguồn cung 6 tháng đầu năm, chủ yếu tập trung ở Bình Dương. Phân khúc nhà phố/biệt thự có thể tăng nhẹ về nguồn cung và lượng tiêu thụ, chủ yếu tập trung tại Bình Dương, Long An và Đồng Nai, riêng TP.HCM dự báo sẽ xuất hiện khoảng 600 căn.

Bất động sản nghỉ dưỡng, dự báo tăng so với 6 tháng đầu năm, tập trung phần lớn tại Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Bình; sức cầu chung thị trường có thể tăng nhẹ.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
(Ngày Nay) - Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
(Ngày Nay) - Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu
Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu
(Ngày Nay) - Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có dấu hiệu chững lại nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp...