Sẽ có hiệu ứng Domino từ chuỗi đô thị ven sông Hồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Đây là thông tin được các chuyên gia, nhà quy hoạch, nhà phát triển bất động sản khẳng định tại Diễn đàn bất động sản trực tuyến: "Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng" do VCCI và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều nay, 23/9.
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở),
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở),

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: vùng thủ đô Hà Nội, với vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng bậc nhất, là trung tâm của cả nước có thể nói là “đầu tàu” của thị trường bất động sản cả nước. Và “đầu tàu” ấy, sắp tới hứa hẹn sẽ tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa khi rất nhiều doanh nghiệp nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước đang rất kỳ vọng vào Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt và ban hành.

Ông Phòng cũng cho biết thêm, hiện nay, VCCI trong vai trò là đại diện tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp vẫn ghi nhận được sự quan tâm của không ít doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đến cơ hội triển khai các dự án đô thị ven sông Hồng.

Với việc thành phố Hà Nội đang rất quyết tâm đẩy nhanh việc lập, phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Phó Chủ tịch VCCI tin tưởng một khi được công bố, quy hoạch này sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư, tiến tới hình thành chuỗi đô thị hiện đại, bền vững, để Hà Nội sẽ sớm có tên trong danh sách những thành phố ven sông đáng sống nhất khu vực và cả trên thế giới.

Sẽ có hiệu ứng Domino từ chuỗi đô thị ven sông Hồng ảnh 1

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đón dòng vốn chảy vào thị trường khi dịch được kiểm soát.

Trước đó, ngày 22/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án QHPK sông Hồng tại Thông báo số 180-TB/TU. Ngày 14/7/2021, Bộ NN&PTNT đã có văn bản số 4409/BNN-PCTT góp ý về QHPK sông Hồng. Hiện nay, Viện QHXD Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ để xin ý kiến Bộ Xây dựng theo quy định. Theo dự kiến, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được duyệt vào cuối năm nay.

Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng xác định là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, với 5 định hướng chính:

Thứ nhất: Đảm bảo hành lang, tuyến thoát lũ, bền vững đê điều, phù hợp Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều được duyệt.

Thứ hai: Xây dựng hệ thống công viên, cây xanh cảnh quan, công trình văn hóa, vui chơi giải trí, nhà hàng, dịch vụ du lịch và các tiện ích đô thị phục vụ khu dân cư hiện hữu.

Thứ ba: Cải tạo khu khu dân cư hiện hữu, đảm bảo chất lượng sống khu dân cư hai bên sông. Di dời các khu nhà ở không an toàn và kém chất lượng ra bên ngoài hành lang sông.

Thứ tư: Tạo trục không gian văn hóa, cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa.

Thứ năm: Xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở Dự án quy hoạch hai bên sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua Hà Nội mở rộng phù hợp định hướng QHC Thủ đô, Luật Đê điều và Luật Di sản văn hóa.

Vị trí quy hoạch thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc địa bàn 13 quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm – Thành phố Hà Nội, với tổng diện tích khoảng 11.000ha. Trogn đó, diện tích sông Hồng khoảng 3.600ha (chiếm khoảng 33%); đất bãi sông khoảng 5.480ha (chiếm khoảng 50%) với đa dạng về loại hình: trồng rau màu, hoa, cây cảnh và đất trống chưa sử dụng.Phần còn lại là khu vực đã xây dựng, gồm các khu vực làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như các xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt..., các khu dân cư đô thị nằm ngoài đê như khu dân cư phường Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá… với diện tích khoảng 1.190ha (chiếm gần 11% tổng diên tích) gắn với các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học…), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, cơ quan, công nghiệp (kho bãi, bến cảng…).

Phân khu đô thị sông Hồng được xác định dựa trên dân số của 31 phường thuộc 7 quận nội thành và 24 xã thuộc 6 huyện ngoại thành Hà Nội. Mặc dù khu vực ngoài đê sông Hồng là khu vực hạn chế phát triển của Thành phố trong nhiều năm qua, tuy nhiên qua các số liệu điều tra hiện trạng và các nghiên cứu trước đây, dân số trong khu vực vẫn tăng dần theo từng năm với mức tăng tương đối cao.

Dân cư trong khu vực nghiên cứu khoảng 235.000 người (theo số liệu theo điều tra hiện trạng dân cư trong Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết do Viện Quy hoạch Thủy lợi nghiên cứu năm 2017).

Sẽ có hiệu ứng Domino từ chuỗi đô thị ven sông Hồng ảnh 2

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt là cơ sở pháp lý phục vụ công tác quản lý và xây dựng phát triển đô thị theo quy hoạch.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng- Ủy Viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng TƯ Hội KTS Việt Nam: Đô thị sông Hồng là đồ án quy hoạch rất quan trọng, khi được phê duyệt sẽ có tính pháp lý, là cơ sở lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất hai bên bờ sông… Vì vậy, một quy hoạch chi tiết với thiết kế đô thị hiện đại, sáng tạo, thông minh và có bản sắc văn hóa cùng những chính sách phát triển minh bạch, tạo điều kiện trong đấu thầu sử dụng đất, trong đầu tư phát triển bất động sản, thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế...

Ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland cũng cho rằng, trong quy hoạch đô thị sông Hồng, yếu tố nền tảng cốt lõi vững chắc nhất chính là hạ tầng giao thông. Theo quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có 10 cây cầu được xây mới và bổ sung qua sông Hồng, trong đó cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được triển khai sẽ mở thêm 4 làn lưu thông, tăng gấp đôi lưu lượng giao thông; Cầu Trần Hưng Đạo nối từ quận Long Biên sang trung tâm Hoàn Kiếm cũng vừa được phê duyệt phương án thiết kế.

Kết hợp với nút giao thông Cổ Linh hiện đại đã thông tuyến với 4 tầng xe chạy, 6 đường dẫn kết nối thuận lợi các tuyến lưu thông huyết mạch Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, khơi thông việc di chuyển vào nội đô, góp phần giảm thiểu ùn tắc và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Khi hạ tầng khu vực bứt phá mạnh mẽ thì giá trị BĐS cũng liên tục được tăng trưởng theo từng năm.

Ở khía cạnh thị trường, ông Khiêm đánh giá, sau dịch bệnh, người mua nhà có xu hướng dịch chuyển ra các khu đô thị vùng ven đô, họ chấp nhận đi xa hơn một chút để được sống tại nơi có không gian sống trong lành, đầy đủ tiện nghi.

Và trên thực tế tại các khu vực ven đô, nằm quanh bán kính trung tâm Hà Nội khoảng 5 -15km, nhất là khu phía Đông của Hà Nội- nơi có quỹ đất lớn, có thế mạnh về cảnh quan, về hệ sinh thái, đã và đang hiện hữu các khu đô thị lớn, được thiết kế như những khu nghỉ dưỡng, với mật độ cây xanh và mặt nước khổng lồ, không gian yên bình giữa thiên nhiên, mật độ cư dân thấp là sự lựa chọn số một giữa mùa COVID-19.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Hà Nội trước đây cũng có xu hướng "đánh bắt xa bờ", chuộng dòng bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch nhưng khi dịch bệnh ập đến, họ nhận ra rằng, các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống không còn là lựa chọn lý tưởng nhất vào thời điểm này bởi không ai biết được dịch có thể quay lại vào lúc nào, trong khi con người thì luôn có nhu cầu tận hưởng, thư giãn, giải trí.

Do đó, họ chuyển hướng sang đầu tư các mô hình BĐS thích ứng kịp thời với thị hiếu của thị trường như BĐS ven đô, BĐS chăm sóc sức khỏe, BĐS du lịch tại chỗ, all in one.

Sẽ có hiệu ứng Domino từ chuỗi đô thị ven sông Hồng ảnh 3
Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn, TBT Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp điều phối Diễn đàn Bất động sản trực tuyến “Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng”.

Ông Khiêm đánh giá, thị trường BĐS sẽ như một chiếc lò xo bật tung sau mùa dịch bởi rất nhiều tác động khách quan. Bởi nhìn về bối cảnh chung của nền kinh tế có thể thấy vàng, chứng khoán, ngoại tệ, hay là gửi tiết kiệm đã không còn là những kênh đầu tư hấp dẫn nữa. Bằng chứng là chứng khoán tăng giảm thất thường, rất khó đoán định; lãi suất huy động tiết kiệm cũng giảm thêm 0,1-0,2%. Trong khi đó, bất động sản chỉ có 2 xu hướng hoặc đứng yên, hoặc tăng giá, nhất là trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại thì xu hướng tăng giá là tất yếu.

Chưa kể, đây còn được xem như tài sản đảm bảo cho tương lai, là của để dành cho thế hệ con cháu. Vậy nên, bất động sản vẫn có hấp lực rất lớn đối với thị trường trong và sau mùa dịch.

Tại diễn đàn, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách cùng chung nhận định, từ góc độ nguồn cung, có thể thấy, đại dịch COVID-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản.

Theo số liệu mới cập nhật, mỗi năm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019. Do đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội phát triển.

Đặc biệt, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục nhận được nhiều xung lực phát triển mới từ một loạt nhân tố. Do đó, giới chuyên môn dự báo, sẽ có hiệu ứng domino tích cực từ chuỗi đô thị ven sông Hồng, làm bật dậy thị trường BĐS phía Đông Hà Nội cũng như khu vực vệ tinh.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).