Sinh viên Trung Quốc ngại ngần khi nói về quốc tịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong những năm gần đây , tình trạng phân biệt chủng tộc, kỳ thị người châu Á không ngừng gia tăng trên khắp thế giới.
Một ngườit tham gia chiến dịch biểu tình chống sự thù ghét châu Á tại Los Angeles cầm biểu ngữ "Làn da của tôi không phải là một tội lỗi". Ảnh: Sixth Tone.
Một ngườit tham gia chiến dịch biểu tình chống sự thù ghét châu Á tại Los Angeles cầm biểu ngữ "Làn da của tôi không phải là một tội lỗi". Ảnh: Sixth Tone.

Tại Mỹ, một cuộc xả súng nhắm vào người gốc Á tại một số của hiệu spa ở thành phố Atlanta vào tháng 3/2021 thu hút được sự chú ý của dư luận, công chúng đến vấn đề âm ỉ kéo dài này, đồng thời thúc đẩy làn sóng biểu tình mạnh mẽ ở nhiều thành phố trên khắp nước này.

Người Mỹ có xu hướng phân biệt chủng tộc, kỳ thị màu da và bôi nhọ những người gốc Á như “hiểm họa da vàng” hoặc “thiểu số kiểu mẫu”. Mục đích của sự phân biệt đối xử này thường được nhìn nhận theo những cách rất khác nhau, đặc biệt là trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, việc tạo dựng sự gắn kết trong cộng đồng người Mỹ gốc Á và đảo quốc Thái Bình Dương (AAPI) vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong cộng đồng AAPI, những người nhập cư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Việt Nam, thậm chí là giữa những nhóm nhỏ trong mỗi cộng đồng này, vẫn phải chịu sự phân biệt đối xử khác nhau.

Đơn cử như các du học sinh Trung Quốc. Các bạn học thường có định kiến rằng họ không quan tâm đến các phong trào xã hội hoặc những chiến dịch vì sự công bằng xã hội với quan niệm rằng họ luôn “thờ ơ với những vấn đề chính trị”. Nhiều du học sinh Trung Quốc thậm chí bị châm chọc vì đeo khẩu trang hoặc phải nghe những lời bài xích như “Hãy quay về Trung Quốc” từ người lạ trên đường phố, cả trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” để mô tả những sự cố trên, họ thường coi những thái độ tiêu cực ấy xuất phát từ quốc tịch của mình. Nói cách khác, họ tin rằng một số người Mỹ có tư tưởng thù địch với người Trung Quốc, không phải vì họ là người châu Á, mà vì họ đến từ Trung Quốc.

Trên thực tế, vấn đề chính trị giữa các quốc gia không chỉ khiến sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc bị ảnh hưởng. Theo một số nhà nghiên cứu cho biết, những người từ các quốc gia châu Á khác khi đến Mỹ cũng thường nhìn nhận địa vị của họ trong xã hội Mỹ qua mối quan hệ giữa quốc gia của họ với nước này.

Trong cuốn sách “Imperial Citizens: Koreans and Race from Seoul to LA” (Tạm dịch: Công dân đế quốc: Người Hàn Quốc và vấn đề chủng tộc từ Seoul đến LA) được xuất bản năm 2008, tác giả Nadia Y. Kim cho thấy bối cảnh lịch sử Hàn Quốc bị Nhật Bản đô hộ và phải chịu sự áp chế của quân đội Mỹ, khiến người Hàn Quốc luôn nhìn nhận vấn đề chủng tộc dựa trên quan điểm về quyền lực kinh tế của một quốc gia ở quy mô toàn cầu. Họ cho rằng mình thiếu được coi trọng tại Mỹ do nước này có sức ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn so với Hàn Quốc.

Quan điểm của du học sinh Trung Quốc về vấn đề chủng tộc và vị trí của họ trong xã hội Mỹ dường như cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ về các vấn đề chính trị như căng thẳng Mỹ - Trung. Họ thường cho rằng đằng sau những lời châm biếm, như “virus Trung Quốc”, là sự thù địch, ghen tị của người Mỹ trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, và lo ngại về Trung Quốc như một cường quốc đang trỗi dậy.

Hầu hết sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc cũng nhận thức được rằng các nước phương Tây nhìn nhận Trung Quốc là một quốc gia phi dân chủ. Trong nhiều trường hợp, cả trong lớp học, các hoạt động trong khuôn viên trường lẫn các buổi hội nghị chuyên đề, du học sinh Trung Quốc luôn lo ngại rằng các bạn học sẽ xem họ là “tai mắt” của chính phủ Trung Quốc, chứ không dựa trên tư cách cá nhân. Vì vậy mà du học sinh Trung Quốc cũng dần trở nên thận trọng hơn khi tham gia các cuộc thảo luận trên lớp với các bạn học người Mỹ.

Sinh viên Trung Quốc ngại ngần khi nói về quốc tịch ảnh 1

Đoàn người biểu tình phản đối sự thù ghét cộng đồng AAPI tại Mỹ. Ảnh: Sixth Tone

Xu hướng tự xem nhẹ bản thân của những người nước ngoài cũng bắt nguồn từ thứ bậc, vị thế quốc gia trong xã hội Mỹ. Ví dụ, du học sinh Trung Quốc thường tự phân biệt mình với sinh viên quốc tế đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo chia sẻ của Yuhao, một sinh viên năm tư chuyên ngành khoa học máy tính, anh ấy tin rằng người Mỹ có ấn tượng tốt hơn với người Hàn Quốc và Nhật Bản, vì hai nước này đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ trong suốt 70 năm qua.

Sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc sau đó trở nên ngại ngần khi nói về quốc tịch của bản thân. Một số sinh viên cho biết họ bị đối xử không thân thiện trong lớp học và quyết định dừng việc chia sẻ với người khác họ đến từ đâu. Số khác nói rằng họ cảm thấy bối rối khi có các cuộc thảo luận về Trung Quốc trong lớp hoặc bất cứ điều gì liên quan đến bản sắc quốc gia của họ, một số ít thậm chí không tham gia vào các cuộc thảo luận về Trung Quốc hoặc vấn đề chủng tộc.

Những quan niệm này khiến du học sinh Trung Quốc khó tạo dựng các mối quan hệ bên ngoài và khó hòa nhập được với người dân bản địa, gián tiếp khiến vị thế trong xã hội Mỹ của họ bị ảnh hưởng. Chính điều đó cũng lý giải cho việc tại sao sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc, một nhóm thường xuyên bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, thiếu tích cực, chủ động tham gia các phong trào chống phân biệt chủng tộc.

Sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở cả hai bờ Thái Bình Dương đều xuất phát từ các vấn đề chính trị. Theo quan điểm của Haitao, một nghiên cứu sinh quốc tế, việc người Mỹ phân biệt đối xử với du học sinh Trung Quốc là hệ quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và khiến họ chưa nhận thức được đầy đủ về sự phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống trong xã hội Mỹ. Chính vì vậy, họ thường khó tìm được tiếng nói chung với các cộng đồng sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia châu Á khác và các quốc gia ở các khu vực khác, bao gồm cả người Mỹ gốc La tinh và da màu.

Nhà xã hội học Bryan Turner từng đưa ra lập luận ủng hộ cái gọi là “đạo đức quốc tế”, bao gồm sự quan tâm đối với các nền văn hóa khác, khoảng cách giữa truyền thống của một quốc gia với sự cởi mở trước sự khác biệt văn hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này là không hề dễ bởi trong một môi trường địa chính trị toàn cầu ngày càng phức tạp, mỗi con người, mỗi quốc gia sẽ dễ bị công kích, dễ bị tổn thương hơn.

Bằng cách chân thành lắng nghe và cố gắng thấu hiểu xuất thân và quan điểm của những người đến từ các cộng đồng khác, tình đoàn kết quốc tế sẽ được xây dựng, phát triển dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau.

Theo Sixth Tone
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.