Sở Giáo dục Gia Lai lên tiếng vụ học sinh lớp 6 nhưng không thể đọc, viết

(Ngày Nay) - Nam sinh học tới lớp 6 nhưng không thể đọc, viết. Giáo viên giải thích cho học sinh lên lớp vì tình thương, muốn em được hòa nhập.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 1/3, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị này đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê báo cáo bằng văn bản. Theo thông tin ban đầu, em Q.V.S (học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Duẩn) là học sinh chậm phát triển. Tuy nhiên, chưa có cơ sở y tế nào kết luận chính thức về việc này.

Thầy Nguyễn Văn Đông, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học – Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, với những học sinh chậm phát triển, lẽ ra phải được các cơ quan y tế kết luận, có hồ sơ theo dõi và có biện pháp giảm nhẹ quá trình đánh giá, giảm một số môn để học sinh chuyên tâm học các môn chính. Lúc đó, việc học của học sinh chỉ học hòa nhập.

Sở Giáo dục Gia Lai lên tiếng vụ học sinh lớp 6 nhưng không thể đọc, viết ảnh 1

Học lớp 6 nhưng em S. vẫn chưa đọc thông, viết thạo

Đối với những học sinh này, Bộ GD&ĐT đã cho phép nhà trường điều chỉnh cho phù hợp. "Những học sinh này nếu cho ở lại lớp, khả năng cao sẽ bỏ học nhưng cũng không nhất thiết phải cho lên lớp. Những trường hợp khuyết tật nặng, gia đình đưa tới trường cho vui, xóa đi mặc cảm" – thầy Đông nói.

Thầy Đông cho hay sẽ tiếp tục cho em theo học nhưng cần có chế độ riêng. Gia đình cũng chưa có điều kiện đưa đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Hiện tỉnh Gia Lai chưa có trường dành riêng cho trẻ khuyết tật.

Như báo Người Lao Động đã thông tin trước đó, em Q.V.S (Trường THCS Lê Duẩn, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã lên lớp 6 nhưng đọc, viết còn chưa sõi. Điều lạ là một học sinh yếu như thế lại lên tới được lớp 6.

Bà B.T.V (mẹ em Q.V.S.) cho biết gia đình là người dân tộc Mường, di dân từ tỉnh Hòa Bình vào xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê.

Về ngoại hình, Q.V.S. phát triển bình thường, nhưng về trí tuệ, em chậm phát triển.

Sở Giáo dục Gia Lai lên tiếng vụ học sinh lớp 6 nhưng không thể đọc, viết ảnh 2

Những trang vở của học sinh S, đang ngồi ở ghế lớp 6.

Tâm sự với PV báo Dân Trí, V cho biết: “Từ 5 tuổi S mới biết nói. Chắc vì vậy mà S hay lầm lỳ, nhút nhát và ngại giao tiếp hơn những bạn đồng trang lứa. Lúc S học lên cấp 1, nhiều lần gia đình đưa em lên Gia Lai khám thì bác sĩ cho biết S bị chậm phát triển.

S học trước quên sau, lúc viết thì tay em run run và  phải đánh vần em mới viết được. Tôi cũng thừa nhận, tuy lớp 6 nhưng khả năng đọc còn phải đánh vần. Lúc S viết thì phải dịch từng chữ thì S mới viết được. Giờ cháu học được ngày nào thì gia đình mừng ngày đó…

Cuối năm lớp 5, thấy em nó học yếu quá nên gia đình đã đề nghị giáo viên cho cháu ở lại học cho kỹ nhưng nhà trường không chịu. Gia đình cũng mong muốn cháu đi học để biết cái chữ và hòa đồng cùng bạn bè”.

Sở dĩ, những giáo viên cấp tiểu học tạo điều kiện cho em lên lớp vì tình thương để em được hòa nhập với các bạn. Các cô nói đã dạy kèm đặc biệt, nhưng do S. chậm phát triển, nếu không "tạo điều kiện" cho lên lớp, chắc chắn em sẽ bỏ học.

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.