Số người chết vì động đất, sóng thần Indonesia tăng lên hơn 1.200

Số người chết do thảm họa ở Indonesia gia tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được hiện trường và phát hiện nhiều thi thể dưới đống đổ nát.
Lực lượng cứu hộ Indonesia đang đưa một nạn nhân sống sót khỏi đống đổ nát tại Palu vào ngày 30/9. Ảnh: Reuters.
Lực lượng cứu hộ Indonesia đang đưa một nạn nhân sống sót khỏi đống đổ nát tại Palu vào ngày 30/9. Ảnh: Reuters.

Cơ quan Đối phó Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) hôm qua cho biết số người chết trong thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 28/9 đã lên đến hơn 1.200 người và dự kiến tiếp tục gia tăng, theo Straits Times.

Lực lượng cứu hộ Indonesia đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt dưới những đống đổ nát ba ngày sau thảm họa. Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua tới Sulawesi để động viên người dân tại đây. Ông kêu gọi lực lượng cứu hộ "nỗ lực ngày đêm" để cứu tất cả những ai còn có thể.

Khoảng 16.700 người đã bị mất nhà cửa bởi trận động đất và khoảng 2,4 triệu người ở Donggala và Palu cần viện trợ nhân đạo. "Nhiên liệu, nhân viên y tế, điện, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác rất cần thiết cho người dân", phát ngôn viên BNPB cho biết.

Trước đó, các đội cứu hộ khẩn cấp không thể đến được Palu, thủ phủ của Sulawesi và là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, do các đường băng sân bay và tháp điều khiển không lưu đã bị hư hại. Tuy nhiên, sân bay Mutiara SIS Al-Jufrie hôm qua đã được sửa chữa và dọn dẹp để đón tiếp nhiều chuyến bay cứu trợ và thương mại.

Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi vào chiều tối 28/9, tạo ra đợt sóng thần tàn phá nhiều khu vực ven biển của thành phố Palu và thị trấn Donggala. Donggala là thị trấn bị chia cắt hoàn toàn vì động đất, nằm gần tâm chấn và nhà chức trách lo ngại thương vong tại đây có thể vô cùng tồi tệ.

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.