So sánh chi phí, hiệu quả quân sự tại Syria: Putin chiến thắng

Mỹ không ngại ngần trong việc cấp chi phí duy trì quân sự gấp từ 2 đến 3 lần so với Nga, tuy nhiên đôi lúc "có tiền không phải có tất cả". Nga vẫn tỏ ra vượt trội hơn tại Syria.
So sánh chi phí, hiệu quả quân sự tại Syria: Putin chiến thắng

Sau khi chiến dịch tại Syria thành công, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố chi phí quân sự mà Nga đã bỏ ra trong gần 6 tháng qua.

Theo đó, tổng chi phí của toàn bộ các hoạt động rơi vào khoảng 480 triệu USD (33 tỷ Rúp). Ông Putin cho biết, khoản tiền này được lấy từ ngân sách quốc phòng mà Nga dành cho việc huấn luyện và tập trận hàng nămi năm.

Theo ước tính, Nga đã đưa vào Syria khoảng từ 3000 đến 6000 nhân lực, 32 máy bay ném bom, 8 chiến đấu cơ và 7 tàu tuần tra ngoài khơi bao gồm các tàu ngầm, tàu chiến và tầu tuần dương cùng hàng loạt các hệ thống vũ khí khác.

So sánh chi phí, hiệu quả quân sự tại Syria: Putin chiến thắng ảnh 1

Sức mạnh chính của không quân Nga triển khai ở Syria. Ảnh al-Araby.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu cho biết, sau hơn 5 tháng tiến hành không kích tại Syria, Nga đã tiêu diệt 2.000 quân nổi dậy, 17 chỉ huy hiện trường. Ngoài ra có 200 cơ sở dầu của IS đã bị tấn công, 400 khu định cư đã được thiết lập, 10.000 km2 lãnh thổ được giải phóng.

Tài liệu mật NATO cho biết Nga đã triển khai 40 máy bay quân sự, thực hiện hơn 10.000 nhiệm vụ không kích với khoảng 75 đợt không kích ở Syria mỗi ngày từ 30/9/2015 cho đến khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 27/2/2016.

Khi so sánh với Mỹ và đồng minh, hiệu quả cũng như chi phí dành cho chiến sự ở Syria của Nga có sự tối ưu và hiệu quả rõ rệt.

Tính đến sáng ngày 15/3, Mỹ và liên quân đã tiến hành tổng cộng 10.962 nhiệm vụ tấn công bao gồm 7.336 lần ở Iraq và 3.626 Syria.

Trong đó, Mỹ đã tiến hành 8.386 cuộc tấn công với 4.985 lần ở Iraq và Syria là 3.401. Phần còn lại của đồng minh đã tiến hành 2.576 cuộc tấn công với 2.351 ở Iraq và 225 ở Syria.

Máy bay Mỹ và đồng minh đã thực hiện 86.058 phi vụ hỗ trợ cho các chiến dịch ở Iraq và Syria.

So sánh chi phí, hiệu quả quân sự tại Syria: Putin chiến thắng ảnh 2

Các quốc gia tham chiến cùng với Mỹ tại Syria gồm có: Australia, Bahrain, Canada, Pháp, Jordan, Hà Lan, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Vương quốc Anh.

Tổng chi phí của các hoạt động liên quan đến IS kể từ khi các hoạt động quân sự bắt đầu vào ngày 8/8/2014 cho đến 15/2/2016 của Mỹ là 6,4 tỷ USD và chi phí trung bình mỗi ngày là 11,5 triệu USD cho 557 ngày hoạt động.

Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu triển khai khoảng 180 máy bay quân sự chống IS ở Syria nhưng chỉ nhắm được vào khoảng 20 mục tiêu mỗi ngày. Một con số nghèo nàn khi số lượng máy bay hơn Nga đến 4 lần.

Theo báo cáo trên trang Defense.gov tính đến ngày 17/3, tại cả chiến trường Iraq lẫn Syria, Mỹ và đồng minh đã phá hủy 139 xe tăng, 1162 cơ sở quân sự, 7118 quân đối lập, 1272 cơ sở dầu và 6820 các mục tiêu khác.

So với những gì mà Nga làm được chỉ trong vòng gần 6 tháng, những gì Mỹ và đồng minh làm được trong hơn một năm rưỡi ở cả hai khu vực là không ấn tượng. Trong khi đó chi phí duy trì hoạt động quân sự mỗi ngày lại gấp 2 đến 3 lần Moscow.

Sự khác biệt chính giữa các chiến dịch không kích ở Syria của Nga và phương Tây là Moscow đã được Damascus chính thức yêu cầu giúp đỡ, trong khi chiến dịch không kích của Mỹ không lại không hề có sự chấp thuận của chính phủ Syria và cũng không có sự ủy thác của Liên Hợp Quốc. Có thể nói Mỹ và đồng minh đang tự làm hao tiền tốn của mà không mang lại được nhiều giá trị cho mình.

Minh Vương

Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.